GIẢI PHÁP CHỐNG SƯỢNG CƠM, CHÁY MÚI TRÊN SẦU RIÊNG
16/10/2023 - 10:00 | Thông tin doanh nghiệp cần biết
1. Các dạng sượng cơm, cháy múi sầu riêng
– Nhão cơm: Một phần cơm hay tất cả cơm trong trái đều bị mềm, nhão, màu
vàng nhạt.
– Cơm cứng, màu sắc không
đều: Cơm trái có màu sắc vàng,
trắng không đồng đều, phần cơm có màu trắng thường hơi cứng hơn so với phần có
màu vàng.
– Sượng bao: Phần cơm phía trong tiếp giáp với hạt có màu trắng
đục, cứng nhưng bên ngoài vẫn mềm, thịt trắng hay vàng nhạt.
– Lạt cơm: Ăn rất nhạt, không có vị và mùi thơm.
– Cháy múi: Cơm hay vách múi có màu nâu hoặc đen, cứng không ăn
được.
2. Nguyên nhân sượng cơm, cháy múi sầu riêng
Sự cạnh tranh dinh dưỡng trong quá trình phát triển trái: Trong
giai đoạn từ 8 – 12 tuần sau khi đậu, trái phát triển phần cơm rất mạnh. Lúc này,
nếu cây ra đọt non thì xảy ra tình trạng cạnh tranh chất dinh dưỡng giữa đọt
non và cơm trái (thịt trái) mà sự huy động chất dinh dưỡng cho sự phát triển
của đọt non thường mạnh hơn cơm trái, nên cơm trái phát triển không bình thường
dẫn đến hiện tượng “sượng”. Do đó, trong thời kỳ nuôi trái, không nên bón thừa
phân đạm, vì phân đạm sẽ làm gia tăng kích thích chồi non phát triển.
Ngoài ra, sự ra hoa và đậu trái nhiều đợt cũng gây ra sự
cạnh tranh chất dinh dưỡng giữa hoa và trái non, giữa trái lớn và hoa, giữa
trái lớn và trái nhỏ sẽ gây sượng trái.
Môi trường: Mưa
nhiều làm gia tăng ẩm độ đất, cây hút nhiều nước dẫn đến quá trình trương nước
mạnh kích thích cây ra đọt non nhiều gây ra sự cạnh tranh dinh dưỡng với trái
đang phát triển làm trái bị nhão cơm, xơ cơm.
Rối loạn dinh dưỡng: Các khoáng chất dinh dưỡng không cân đối như thiếu
Canxi (Ca) và Magiê (Mg) thường gây sượng, thiếu Bo (B) làm cháy múi, hoặc bón
phân có chứa gốc Chlor (như phân KCl hay các loại phân hỗn hợp N:P:K có chứa
nguyên liệu là KCl cao) cũng là nguyên nhân làm cho sầu riêng bị sượng.
Đặc điểm của cây và kích thước trái: Cây sầu riêng trồng bằng hột có tỷ lệ sượng trái cao
hơn cây sầu riêng trồng bằng phương pháp ghép vô tính. Cây cho trái mùa thứ
nhất và mùa thứ hai được ghi nhận dễ bị sượng hơn cây trưởng thành (vì cây tơ
sinh trưởng mạnh, dễ ra đọt non nên gây ra hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng
trong quá trình phát triển trái). Hiện tượng sượng trái sẽ giảm dần khi cây
trưởng thành và ổn định. Ngoài ra, trái có kích thước lớn cũng dễ bị sượng hơn
trái nhỏ.
3.
Khắc phục hiện tượng sượng cơm, cháy múi
sầu riêng
Ngày 09/10/2023, Cục Trồng trọt ban hành văn bản số 362/QĐ-TT-
CCN ban hành quy trình tạm thời kỹ thuật cắt tỉa hoa, quả và thu hoạch sầu
riêng. Theo đó để khắc phục hiện tượng sượng cơm, cháy múi sầu riêng, cần:
-
Điều khiển ra hoa sớm, tập trung, đồng loạt.
- Vườn sầu riêng phải được tiêu thoát nước tốt.
- Tránh thu hoạch
quả vào thời gian mưa nhiều (Có thể sử dụng bạt che phủ mặt liếp trước khi thu
hoạch 10 - 15 ngày nếu dự báo có mưa nhiều để chủ động thu hoạch), vườn ngập nước.
- Hạn chế ra đọt
non trong giai đoạn phát triển quả bằng cách phun MKP (0-52-34), 50 - 100g/10
lít nước (hoặc KNO3 liều lượng 150 g/10 lít nước), 7 - 10 ngày/lần, giai đoạn từ
3 - 12 tuần sau khi đậu quả.
- Hạn chế sử dụng
phân chứa gốc Clo.
- Sử dụng phân bón
lá có chứa Bo phun vào giai đoạn 2 - 3 tuần sau khi đậu quả để hạn chế hiện tượng
cháy múi.
- Phun Ca(NO3)2
0,2% (8 tuần sau khi đậu quả); phun MgSO4 0,2% (2 tuần sau khi phun Ca(NO3)2;
phun KNO3 1% (4 tuần trước khi thu hoạch).
(Áp dụng cho cây bắt đầu cho quả, từ 4 năm tuổi).
4. Thu hoạch sầu riêng
Để đảm bảo thu hoạch sầu riêng đúng thời điểm,
không thu sớm (thu non) hoặc để quá muộn bị rụng ảnh hưởng đến chất lượng, mẫu
mã quả khi xuất bán, thời điểm thu hoạch cho từng giống như sau (Tùy vào mùa vụ,
vùng miền):
- Giống sầu riêng
Ri6: Thu hoạch từ 85-100 ngày sau khi nở hoa;
- Giống sầu riêng
Dona: Thu hoạch từ 110-130 ngày sau khi nở hoa; có thể dựa vào các thông tin,
chỉ số khác để xác định thời điểm thu hoạch sầu riêng như: Khi đầu gai của quả
có khoảng 3 mm chuyển sang màu vàng nâu (còn gọi là “cháy gai”); quan sát tầng
rời trên cuống phát triển rõ ràng, phình ra rõ hơn; cuống quả ít cứng hơn, linh
hoạt hơn (dẻo hơn); khi gõ vào quả phát ra tiếng kêu vang rỗng.
Thời gian thu hoạch: Lúc sáng sớm hoặc chiều
mát; tránh thu hoạch quả sau cơn mưa hoặc khi trời có nhiều sương mù.
Cách thu hoạch: Dùng dao cắt cả cuống quả sầu
riêng cho vào giỏ, tránh để quả tiếp xúc với đất, bị nắng hay mưa ướt. Trong
quá trình thu hoạch, không để quả trực tiếp trên mặt đất; cần đặt quả vào dụng
cụ chứa (không quá lớn), giữa các quả được chèn lót bằng các vật liệu mềm; ngay
sau khi thu hái vận chuyển nhanh và nhẹ nhàng về kho/nhà đóng gói để tránh gây
tổn thương cho quả (dụng cụ chứa và vật liệu chèn lót phải sạch).
Lưu ý: Thu hoạch sầu
riêng phải đảm bảo thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật theo khuyến cáo của
nhà sản xuất.
Thanh
Hiền TTBVTV