Giải pháp cho sản xuất trồng trọt vụ Hè Thu, Mùa 2024
23/04/2024 - 15:35 | Tin tức, sự kiện trong tỉnh
1. Về thời vụ gieo sạ
Vụ Hè Thu
- Hè Thu sớm: Không thực hiện gieo sạ Hè Thu sớm. Riêng vụ Hè Thu sớm, đối với cánh đồng lúa
106 ha của xã Láng Dài có công trình hồ Lồ Ồ đi qua, có kế hoạch về thời vụ mở nước gieo sạ lúa
vụ Hè thu sớm bắt đầu từ ngày 15/4/2024 đến ngày 30/4/2024.
- Hè Thu chính
vụ: Dự kiến từ ngày: 15/05/2024 -
10/06/2024.
- Đối với cây
màu: Gieo trồng khi có mưa đều, đủ độ ẩm đất, dự kiến thời vụ xuống giống:
10/5/2024 - 30/5/2024.
Vụ Mùa
- Lúa Mùa 1 vụ
Bắt đầu xuống giống từ ngày 5/7/2024 kết thúc ngày 5/8/2024.
- Lúa Mùa trên
diện tích lúa Hè Thu: Bắt đầu xuống giống từ 10/8/2024 kết thúc 10/9/2024.
- Đối với cây
màu: Thời vụ xuống giống 10/8/2024 - 30/8/2024.
2. Giải pháp về
giống và cơ cấu giống phục vụ sản
xuất
Đối với giống lúa: Các địa phương tập trung chỉ đạo tăng cường sử dụng các
giống lúa xác nhận; giảm lượng giống gieo
sạ; giống lúa thích hợp với vùng sản xuất; có khả năng kháng sâu, bệnh và chống chịu với
điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Đối với lúa các địa phương khuyến cáo theo các
nhóm với tỷ lệ giống chủ lực: Đài thơm 8, Nàng hoa 9, OM 5451, OM 6976, OM 4900,
OM 7347, OM 6162,…Nhóm giống lúa chất lượng trung bình khuyến cáo duy trì khoảng 15% trong tỷ lệ cơ cấu
giống.
Đối với giống sắn: Không trồng giống sắn
HL-S11, HL-S12; ưu tiên sử dụng các giống ít nhiễm bệnh như KM 94, KM 505, HN1, HN3, HN5, HN36, HN80, HN97...,
giống tại
địa phương trong vùng chưa nhiễm bệnh; không mua giống từ các tỉnh, vùng đã có
diện tích nhiễm bệnh khảm lá virus hại sắn.
3. Công tác
thuỷ lợi: Thường xuyên kiểm tra hệ thống kênh mương, khu tưới
để kịp thời điều phối nước cho phù hợp thực tế tránh nơi thừa, nơi
thiếu; Lập lịch tưới cụ thể cho từng công trình và từng khu vực sản xuất; Phân
công cụ thể từng cá nhân chịu trách nhiệm từng khu vực tưới. Tập trung sửa chữa, nạo
vét kênh cấp 2 đảm bảo ổn định trên các hệ thống
kênh nội đồng; chủ động điều phối nước đảm bảo tưới cho các khu tưới; chuẩn bị máy bơm để
chống hạn cục bộ khi cần thiết.
4. Công tác
bảo vệ thực vật: Tăng cường công tác thăm
đồng, theo dõi dự tính dự báo tình hình dịch hại, tư vấn, hỗ trợ người dân.
Tuyên truyền vận động nông dân áp dụng các biện pháp tổng hợp xử lý phòng trừ
dịch hại cây trồng. Tiếp tục đẩy mạnh công
tác tuyên truyền hướng dẫn thu gom xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực
vật sau sử dụng; quản lý các bể chứa
bao gói thuốc bảo vệ thực vật không để rác sinh
hoạt vứt bừa bãi xung quanh khu vực đặt bể chứa.
6. Liên kết sản xuất – tiêu thụ: Triển khai các chính sách khuyến khích phát triển hợp tác,
liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Theo dõi tình hình sản
xuất, tiêu thụ nông sản của các mô hình, dự án liên kết thụ hưởng chính sách
theo Nghị Quyết số 21/2020/NQ-HĐND, hỗ trợ kịp thời, đảm bảo chuỗi thực hiện
theo nội dung đã phê duyệt.
7. Công tác
chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Rà soát những diện tích
sản xuất lúa kém hiệu quả để xây dựng kế hoạch
chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đặc biệt, những diện tích sản xuất lúa kém hiệu
quả cần khuyến cáo người dân chuyển sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn.
8. Công tác khuyến nông: Tiếp tục
triển khai các chương
trình tập huấn tiến
bộ khoa học kỹ thuật có sự tham gia của chuyên gia hàng đầu nếu cần thiết; Tổ
chức triển khai các mô hình trình diễn cây trồng theo nhu cầu thị
trường; mô hình trình diễn các giống lúa mới, phù hợp với địa
phương.
9. Đẩy mạnh áp dụng cơ giới
hóa
Các địa phương tiếp tục đẩy mạnh áp
dụng cơ giới hóa các khâu (đặc biệt là ở các hợp tác xã) phù hợp đối với cây
trồng có thế mạnh, có khả năng cạnh tranh và phù hợp với quy hoạch phát triển
của địa phương. Tiếp tục hướng dẫn thực hiện công tác cấp mã số
vùng trồng phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Thanh Hiền TT&BVTV