Giá heo thịt hơi đang có xu hướng giảm khiến người chăn nuôi gặp khó khăn
16/03/2023 - 11:53 | Giá cả, thông tin thị trường
Mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh năm 2023 là tăng 4,20% so với năm 2022; Sản lượng thịt hơi các loại 110.292 tấn, tăng 3,7% so năm 2022. Dự kiến quy mô đàn vật nuôi năm 2023: Đàn heo 387.000 con, tăng 3,9% so năm 2022; đàn gia cầm 6,7 triệu con, tăng 3,1%; đàn trâu bò 55.471 con, tăng 4,7% so năm 2022; đàn dê cừu 97.000 con, tăng 2,1%. Sản lượng thịt hơi các loại 110.292 tấn, tăng 3,7% so năm 2022, trong đó: Thịt heo 72.908 tấn, tăng 4,9%; thịt gia cầm 27.431 tấn, tăng 0,5%; thịt trâu bò 6.736 tấn, tăng 3,9%; thịt dê cừu 3.216 tấn, tăng 5%; trứng gia cầm 209 triệu quả, tăng 10%.
Để đạt được mục tiêu đề ra, ngành chăn
nuôi của tinh xây dựng những nhiệm vụ và giải pháp: Tiếp tục cơ cấu lại ngành
chăn nuôi, chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng gia cầm (trọng
tâm là tăng gà lông màu, vịt đẻ trứng) và gia súc lớn, tạo sản phẩm an toàn; thực
hiện các giải pháp đẩy mạnh tái đàn heo. Khuyến khích phát triển chăn nuôi
trang trại ứng dụng công nghệ cao tại các vùng đáp ứng điều kiện chăn nuôi và
không gây ô nhiễm nguồn nước, môi trường; phấn đấu tăng tỷ lệ sản phẩm chăn
nuôi ứng dụng công nghệ cao lên 35,91%. Chủ động phòng chống dịch bệnh cho vật
nuôi, nhất là dịch cúm gia cầm, LMLM gia súc, heo tai xanh, Dịch tả heo Châu
Phi và các loại dịch bệnh nguy hiểm khác. Đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng đạt trên 85%
tổng đàn thuộc diện tiêm phòng và trên 70%/tổng đàn, tỷ lệ bảo hộ sau tiêm
phòng trên 72%. Phối hợp các địa phương
chuyển dịch từ sản xuất chăn nuôi hướng thịt sang sản xuất con giống cung cấp
cho thị trường, tạo ra giá trị sản xuất chăn nuôi cao như về giống heo tiếp tục
nghiên cứu, lai tạo và khảo nghiệm công thức lai tối ưu tạo con lai thương phẩm
3 máu ngoại, góp phần cải thiện năng suất đàn heo và nâng cao chất lượng. Tiếp
tục rà soát, xây dựng đẩy mạnh liên kết sản xuất chăn nuôi theo chuỗi giá trị,
trong đó tập trung hỗ trợ xây dựng thương hiệu và truy xuất nguồn gốc và kết nối
thị trường. Tăng cường tuyên truyền về lợi ích của việc liên kết theo chuỗi giá
trị trong chăn nuôi vì đây là phương thức hợp tác tạo ra giá trị gia tăng, kiểm
soát ATTP và đặc biệt là tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Định hướng
phát triển các vật nuôi có thế mạnh của tỉnh: heo, gà, trứng vịt phù hợp định hướng tái cơ cấu nghành chăn
nuôi của tỉnh. Tiếp tục cơ cấu lại ngành chăn nuôi, chuyển dịch cơ cấu đàn vật
nuôi theo hướng tăng tỷ trọng gia cầm (trọng tâm là tăng gà lông màu, vịt đẻ trứng)
và gia súc lớn, tạo sản phẩm an toàn; thực hiện các giải pháp đẩy mạnh tái đàn
heo.
Thực hiện các giải pháp để tiếp tục khôi
phục, tăng đàn heo; ổn định phát triển đàn gia cầm, gia súc ăn cỏ và phát triển
một số loại vật nuôi lợi thế. Tăng cường chỉ đạo triển khai mô hình chăn nuôi
ATSH, thực hành chăn nuôi tốt trên các đối tượng vật nuôi, nhất là đối với chăn
nuôi heo. Tăng cường chăn nuôi theo hướng hữu cơ trong chuỗi nông nghiệp tuần
hoàn. Tăng cường sản xuất theo chuỗi sản phẩm, xây dựng mã định danh cho cơ sở
chăn nuôi, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, bảo đảm ATTP, chế biến sâu để
nâng cao giá trị. Tăng cường năng lực sản xuất giống tại chỗ, nâng cao năng lực
kiểm soát chất lượng con giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, môi trường chăn
nuôi. Theo sát thị trường với các kênh theo dõi sát diễn biến về nguồn cung,
giá nguyên liệu; tăng cường sử dụng nguồn nguyên liệu thức ăn có sẵn, nguồn phụ
phẩm của nông – lâm – nghiệp của tỉnh để chủ động một phần thức ăn, giảm giá
thành sản phẩm, đặc biệt là gia súc ăn cỏ và gia cầm.
Tiếp
tục triển khai tái cơ cấu ngành chăn nuôi, thực hiện mục tiêu Chiến lược phát
triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 phù hợp với bối cảnh mới, tiến
trình hội nhập ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng; phát triển chăn nuôi theo định hướng
thị trường; phát huy thế mạnh của từng vùng, từng vật nuôi chủ lực; nâng cao hiệu
quả sản xuất và phát triển bền vững.
Đa
dạng hoá kênh phân phối sản phẩm chăn nuôi: cần phát triển mạnh các sàn thương
mại điện tử nhằm giảm áp lực kênh phân phối là siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Đồng
thời đề xuất hợp tác để xuất khẩu các sản phẩm của ngành chăn nuôi trên địa bàn
tỉnh với các thị trường các nước.
Tuyên truyền thông tin, định hướng thị trường
để các doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi chủ động nắm bắt thông tin, thị hiếu và
nhu cầu thị trường, quy định về tiêu chuẩn chất lượng và khuyền cáo của cơ quan
chức năng; thay đổi một cách cơ bản về tư duy tiếp cận và nhìn nhận về tầm quan
trọng của thị trường, phương thức xúc tiến thương mại, giao dịch, tổ chức sản
xuất, đa dạng hóa hình thức tiêu thụ sản phẩm.
Hạnh Nguyễn – Chi cục CNTY