Giá heo tăng theo từng ngày nhưng người chăn nuôi vẫn nhiều lo lắng
22/04/2024 - 09:58 | Giá cả, thông tin thị trường
Việt nam đứng trước nguy cơ
“nhập siêu” các sản phẩm chăn nuôi
Theo số liệu thống kê năm 2023, kim
ngạch nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi là 3,53 tỉ USD, trong khi xuất khẩu chỉ
có 515 ngàn USD. "Ngoài con số nhập khẩu chính ngạch nêu trên, còn một khối
lượng rất lớn vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu tiểu ngạch (nhập lậu). Theo
số liệu cập nhật ước tính trong năm 2023 và những tuần đầu của năm 2024, mỗi
ngày có từ 6.000-8.000 con lợn thịt (khối lượng 100-120 kg/con) được nhập lậu
vào Việt Nam, chưa kể lượng lớn trâu, bò, gà thải loại, gà giống… mỗi tuần chúng ta nhập lậu khoảng 60.000 con gà đẻ
thải loại từ biên giới Việt Lào, trong đó, có nhiều gà có nguồn gốc Thái Lan,
tương đương 240 tấn/tuần, lên tới 720 tấn/tháng.
Bên cạnh nguy cơ lây lan dịch bệnh nguy hiểm, sản phẩm chăn
nuôi nhập khẩu có thể gây áp lực cạnh tranh không công bằng với các sản phẩm
chăn nuôi trong nước. Nguyên nhân sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu chính ngạch hiện
nay phần lớn là thứ phẩm mà các nước ít dùng làm thực phẩm, như: Đầu, cổ cánh,
tim cật, lòng mề, gà đẻ và bò sữa thải loại… chưa kể đó còn là các loại thực phẩm
đã gần hết hạn sử dụng nên có giá rất rẻ, chỉ bằng ½ giá trong nước cùng loại
khi nhập về. Đáng lo ngại, điều này sẽ làm mất cơ hội và động lực đầu tư của
doanh nghiệp, người chăn nuôi trong nước và về lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia.
Theo ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, đến nay Việt Nam đã gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), ký 19 Hiệp định thương mại tự do (FTA). Luật Chăn
nuôi cũng quy định nguyên tắc hoạt động chăn nuôi là đáp ứng yêu cầu hội nhập
quốc tế, tuân thủ điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Việt Nam cũng
đang theo cơ chế thị trường và đề nghị các nước công nhận là nền kinh tế thị
trường. Vì thế không thể đặt ra sân chơi riêng mà vi phạm hoặc xung đột với các
điều ước đã ký kết.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Long, thực tế thời gian qua, Việt
Nam đã làm chặt một số quy định liên quan đến nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi. Chỉ
trong năm 2023 Cục Thú y, đã ban hành 145 văn bản gửi 58 quốc gia liên quan đến
việc xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật vào Việt Nam, yêu cầu rà soát một
cách toàn diện tất cả những mặt hàng nhạy cảm, phức tạp. Trong 3 tháng đầu năm
2024 đã tiếp tục ban hành 120 văn bản gửi 50 quốc gia. Mới đây Cục Thú y đã
trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký các quyết định thanh
tra, theo đó dự kiến năm nay hàng chục doanh nghiệp liên quan đến nhập khẩu động
vật, sản phẩm động vật sẽ bị thanh tra.
Bên cạnh đó, Cục trưởng Thú y cũng cho rằng cần sửa đổi các
văn bản quy phạm pháp luật, như Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, trong đó cho phép định kỳ, đột
xuất đi thanh tra, kiểm tra dịch bệnh; bổ sung chỉ tiêu an toàn thực phẩm vào sản
phẩm nhập khẩu.
Hạnh
Nguyễn – chi cục Chăn nuôi và Thú y