Giá heo hơi trên địa bàn tỉnh trong tuần qua biến động trái chiều từ 1.000 - 3.000 đ/kg (Từ ngày 14/3/2022 đến ngày 20/3/2022)
21/03/2022 - 09:16 | Giá cả, thông tin thị trường
Mặc dù các công ty chăn nuôi lớn cố gắng đẩy giá heo lên để nhằm cân bằng
giá thị trường heo hơi như theo thông báo của trung tâm bán heo CP (Nghĩa Thành
- Châu Đức) ngày 20/3 điều chỉnh tăng đồng loạt giá bán heo hơi 1.000 đồng/kg, cụ thể như sau: Loại heo 3 máu (3M - heo lai tạo
từ 3 loài giống) có giá trung bình 56.000 đồng/kg, heo 2M cái (lai tạo từ 2
loài giống) 55.000 đồng/kg, heo 2M đực 52.000 đồng/kg.
Heo 3M đực có trọng lượng dưới 120 kg có giá cao hơn, lên 57.000 đồng/kg, nhưng
heo 2M đực to trên 131 kg chỉ 48.500 đồng/kg. Ngoài ra, Công ty sẽ được chiết
khấu 1.000 đồng/kg cho các thương lái có nhu cầu mua ổn định, số lượng lớn. Tuy
nhiên, giá heo hơi trên địa bàn tnhr vẫn chững lại. Theo một số chủ trại chăn
nuôi lớn cho rằng nguồn do cung của các công ty đang còn tồn nhiều trong khi
nhu cầu không có biến động. Theo ghi nhận tại chợ đầu mối Hóc Môn tại TP.HCM-thị
trường tiêu thụ lớn, vẫn ì ạch trên dưới 4.000 con/ngày, trong khi mọi năm tới
6.000 con mỗi ngày.
Một chủ trang trại chăn nuôi tại xã Hòa Hội- huyện Xuyên Mộc cho biết " Mặc dù giá heo hơi giảm nhưng giá thức ăn chăn nuôi lại mức điều chỉnh tăng khiến người chăn nuôi đã khó càng thêm khó. Với giá heo hơi như hiện tại, tôi ước tính nông dân thua lỗ 200.000 - 300.000 đồng/tạ heo hơi. Nếu mức giá thức ăn chăn nuôi vẫn tiếp tục tăng cao như hiện nay, trong khi giá thịt heo vẫn ở mức thấp sẽ không thể khuyến khích các trang trại tái đàn".
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề
nghị các doanh nghiệp không tăng giá thức ăn chăn nuôi
Tại hội nghị trực tuyến
bàn giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôi heo và tăng cường công tác quản lý
hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi diễn ra ngày 18/3, Thứ trưởng
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đề nghị các doanh nghiệp
sản xuất không tăng giá thức ăn chăn nuôi. "Trước mỗi khó khăn, thách thức
thì hệ sinh thái nhà nước, doanh nghiệp, trang trại, hộ nông dân cần gắn bó,
chia sẻ với nhau để tạo sức mạnh chung. Rất mong các doanh nghiệp không vội
tăng giá để chia sẻ cùng người chăn nuôi" - ông Tiến nói.
Trước việc phải nhập khẩu
rất lớn lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, ông Tiến cho hay đề án phát triển
công nghiệp chế biến thức ăn đang được xây dựng sẽ hướng đến giải quyết vấn đề
thức ăn chăn nuôi theo từng vùng, miền gắn với các cơ sở chăn nuôi. Như vậy,
chuỗi sản xuất từ giống, thức ăn chăn nuôi, vùng nuôi và logistics với nhà máy
chế biến thực phẩm cần được cơ cấu lại.
Theo ông Tiến, các địa
phương khi cho phép xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cần tính đến
việc phù hợp với vùng chăn nuôi, chế biến thực phẩm… để giảm áp lực về
logistics. Đây cũng là giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của ngành chăn
nuôi.
Bên cạnh việc cần tận
dụng nguyên liệu địa phương, cần chuyển một số diện tích đất trồng trọt không
hiệu quả sang trồng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Bộ đang bàn với Tập đoàn De
Heus để phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên để thành lập các hợp tác xã sản xuất
sắn, ngô để giảm áp lực phải nhập khẩu.
Hạnh Nguyễn – Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh