Công việc gia công "Lột múi Mít", tạo việc làm cho lao động nông thôn

04/12/2023 - 11:35 | Thông tin doanh nghiệp cần biết

Đến thăm gia đình anh Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1981, ở tổ 39 ấp Liên lộc, xã Xà Bang, huyện Châu Đức. Đúng lúc anh đang cho mít xuống xe, chuẩn bị xẻ ra cho công nhân gia công lột múi mít. Đây là công việc mới đưa vào thí điểm được 07 ngày tại địa phương.

Nhận thấy xã Xà Bang là một  xã có rất nhiều hộ dân trồng cây ăn quả nhất là cây mít với tổng diện tích khoảng 1.000 hecta. Đây là nguồn nguyên liệu đầu vào cực kỳ dồi dào thuận tiên cho việc thực hiện công việc mới này. Anh Sang cho biết: “Được sự động viên của gia đình, nên anh đã mạnh dạn đầu tư 200.000.000đ để mua trang thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển hàng và thực hiện ý tưởng này. Theo quan sát của chúng tôi tuy là ý tưởng mới thực hiện nhưng đã tạo công ăn việc làm cho gần 30 lao động của địa phương.       Trao đổi với chị Sơn Thị Mỹ Lan ngụ tại địa phương, là một trong những nhân công lột mít chia sẻ "Hiện nay tôi lớn tuổi, sức khỏe yếu nên tìm việc làm rất khó khăn, được tin anh sang mở xưởng lột mít tôi đã đang ký vào làm. Ngày đầu tôi lột được khoảng 30-35kg cho thu nhập khoảng 100.000đ, nhưng quen  việc thì sản lương sẻ tăng lên ít nhất cũng được 60kg múi mít/ngày". Chị Độ Thị Hồng, sinh năm 1963, ngụ ở ấp Xà Bang 2, xã Xà Bang cũng tâm sự “Giờ lớn tuổi rồi không làm việc được nặng nên đến đây lột mít kiếm ngày ít tiền phụ giúp con cái lo toan cuộc sống". Hiện nay mô hình mới được thực hiện khoảng 07 ngày, người lao động chủ yếu là người lớn tuổi nên sản lượng mít lột ra hơi thấp dẫn tới thu nhập chưa được cao, ước khoảng 2.000.000đ - 3.000.000đ/tháng/lao động.

 Anh Sang chia sẻ thêm: "Hiện nay cơ sở lột múi của anh mới đưa vào hoạt động nên còn khó khăn về nhà xưởng chưa được đầu tư quy mô, chủ yếu là làm gia công cho công ty Vinamit có địa chỉ ở Bình dương, chưa có hệ thồng sấy khô. Nhưng với ý chí quyết tâm tôi sẽ duy trì mô hình này. Trong thời gian tới tôi sẽ đầu tư mở rộng quy mô nhà sưởng lên khoảng 200-300m2, đầu tư mua sắm máy sấy, máy đóng gói, tìm thị trường, đồng thời tạo việc cho khoảng 80-100 lao động của địa phương, cố gắng đưa thu nhập cho lao động lên từ 5.000.000đ-6.000.000đ/người/tháng".

Việc mạnh dạn xây dựng mô hình lột mít lấy múi của anh Nguyễn Thanh Sang, tại ấp Liên Lộc, xã Xà Bang, huyện Châu Đức đã tạo việc làm cho lao động nông thôn nhàn rỗi, lớn tuổi, là một bước tiến mới, cách nghĩ, cách làm hay, từng bước ổn định cơ cấu nông nghiệp, phát trển kinh tế, giúp tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân tại địa phương./

                                                                                                Mây Hồng