Cơ hội, tiềm năng vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường sắt
27/02/2024 - 15:26 | Thông tin doanh nghiệp cần biết
Ga
liên vận quốc tế Sóng Thần thuộc địa bàn thành phố Dĩ An, là ga hàng hóa lớn nhất
phía Nam, theo đó hàng hóa từ Bình Dương và các tỉnh lân cận được tập kết tại ga
Sóng Thần đi đến ga Yên Viên, Giáp Bát (Hà Nội). Sau đó, chuyển tiếp vào các
đoàn tàu liên vận quốc tế đi Trung Quốc và quá cảnh qua nước thứ 3 (Nga, Mông Cổ,
vùng Trung Á và Châu Âu) qua các cửa khẩu Đồng Đăng và Lào Cai.
Cùng
nằm trong vùng Đông Nam Bộ, cách ga Sóng Thần chỉ từ 3-4 tiếng di chuyển, hạ tầng
giao thông thuận tiện, việc nâng cao năng lực ga Sóng Thần phục vụ hàng hóa
liên vận là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu nói chung và các doanh nghiệp đã, đang và sẽ xuất khẩu hàng hóa
nói riêng. Trên địa bàn tỉnh đã có 24 vùng trồng, với 37 mã số xuất khẩu, trong
đó: 18 mã đi thị trường Trung Quốc, 07 mã đi thị trường Hoa Kỳ, 05 mã đi thị
trường EU, 03 mã đi thị trường Úc,… tổng diện tích 919,3 ha, sản lượng 21.319,3
tấn; trên các loại cây trồng: nhãn, chuối, sầu riêng, thanh long, bưởi.
Ưu điểm
của vận chuyển bằng đường sắt là hàng hóa không bị va đập, hư hỏng, di chuyển
đúng lịch trình không bị hoãn chuyến như những phương thức vận chuyển khác.
Hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt sẽ được đi thẳng qua biên giới, không bị ách
tắc tại cửa khẩu như khi vận chuyển bằng đường bộ. Với hàng hóa là nông sản, thời
gian bảo quản ngắn, việc đi bằng đường sắt là phương án tối ưu nhất giúp tiết
giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Dương
Hải (tổng hợp)