Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?
03/12/2024 - 14:29 | Giá cả, thông tin thị trường
Kim ngạch nhập khẩu
tăng cao – dấu hiệu tốt cho sản xuất và xuất khẩu
Thống kê mới nhất của Bộ Công Thương cho thấy,
tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 335,59 tỷ
USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng trưởng khá cao so với một
số nền kinh tế hàng đầu trong khu vực châu Á như: Trung Quốc tăng 4,3%; Hàn Quốc
tăng 9,6%; Thái Lan tăng 3,9%,...
Trung Quốc là thị
trường mà Việt Nam nhập khẩu lượng hàng hóa lớn nhất với kim ngạch nhập khẩu 10
tháng đạt 117,7 tỷ USD, chiếm gần 38% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước và tăng
tới 31,6% so với cùng kỳ năm trước. Đây là thị trường chủ yếu cung cấp nguyên
phụ liệu sản xuất cho Việt Nam, cho nên việc nhập khẩu gia tăng từ thị trường
này cho thấy doanh nghiệp đang dồn lực sản xuất để phục vụ đơn hàng cuối năm,
cũng như gối đầu cho năm 2025.
Cơ hội nào cho năm
2025?
Hiện nay, hoạt động
xuất nhập khẩu đang có nhiều điểm sáng, là cơ hội cho những mục tiêu lớn hơn
cho năm 2025.
Tại Hội thảo với
chủ đề “Đẩy mạnh xuất nhập khẩu - giải pháp nào cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa?”
do Trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc Liên đoàn Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng
Yên và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) tổ chức ngày 15/11, ông
Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương cho biết, đối
với các mặt hàng nông sản, thị trường trong thời điểm này khá là ổn định, nhiều
loại mặt hàng có lợi thế về giá ví dụ như mặt hàng gạo, cà phê đã có giá tăng
cao và dự báo sẽ duy trì được xu thế tăng trưởng.
Trong những tháng
cuối năm 2024, thậm chí là đầu năm 2025, dự báo cả hai nhóm hàng nông sản và
công nghiệp chế biến chế tạo sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng tốt. Với tốc độ
tăng trưởng hiện nay và sự phục hồi của các thị trường chủ chốt, đặc biệt là
Hoa Kỳ và EU, khi dấu hiệu lạm phát giảm, sức mua sẽ tăng trở lại.
Điều này giúp Việt
Nam đẩy mạnh xuất khẩu trong những tháng cuối năm. Bên cạnh đó, nhóm hàng nông
sản, mặc dù có triển vọng, nhưng cần được lưu ý về tính mùa vụ và sự biến động
giá cả. Điều này đòi hỏi sự linh hoạt trong chiến lược kinh doanh và xuất khẩu
của các doanh nghiệp.
Về triển vọng năm
2025, ông Trần Thanh Hải dự báo, thị trường thế giới có dấu hiệu ổn định, lạm
phát tại các thị trường giảm tại các thị trường lớn, nhu cầu và sức mua phục hồi;
tình hình sản xuất trong nước ổn định, nguồn hàng dồi dào, phong phú; thu hút
FDI đạt kết quả tốt; Các hiệp định thương mại tự do (FTA) phát huy tác dụng,
giúp gia tăng kim ngạch ở các thị trường có FTA, các FTA mới đi vào thực hiện...
Do đó dự báo xuất nhập khẩu sẽ duy trì đà tăng trưởng tốt từ nay tới Quý
I/2025, tăng trưởng đều ở các nhóm hàng và thị trường.
Tuy nhiên, những
thách thức là các "hàng rào kỹ thuật" mới cần nhận diện rõ, đó là các
tiêu chuẩn, quy định về chất lượng, an toàn, môi trường, lao động hay nguy cơ bị
áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại...
Đối với các doanh
nghiệp nhỏ và vừa, để tận dụng các cơ hội đẩy mạnh xuất nhập khẩu và hạn chế
các thách thức. Do đó, các doanh nghiệp cần xây dựng định hướng, kế hoạch kinh
doanh dài hạn, chú trọng đến cạnh tranh trong bối cảnh mở cửa thị trường; Đẩy mạnh
xúc tiến thương mại, tận dụng các hỗ trợ của Nhà nước; Tìm hiểu, tận dụng các
FTA để mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu; Đầu tư nâng cao nhân lực, ứng
dụng công nghệ số để nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh, tính chuyên nghiệp,
tiến ra thị trường quốc tế. Đồng thời các doanh nghiệp cũng cần chủ động phương
án dự phòng, khắc phục những sự cố, rủi ro, biến động trên thị trường; cảnh
giác với các hành vi gian lận, lừa đảo trong thương mại quốc tế...
Ngọc Hà (Sưu tầm:
congthuong.vn)