Cơ giới hóa tạo đà cho hợp tác xã vươn mình
28/03/2025 - 07:57 | Tin tức, sự kiện trong tỉnh
Nhiều
năm qua, Cơ giới hóa nông nghiệp và ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chú trọng, đầu tư trong nhiều năm qua. Điều này
không chỉ giúp giảm nhân công, tác hại đến môi trường mà còn giúp tăng cả về lượng
và chất, góp phần đẩy mạnh phát triển nông thôn, nâng cao đời sống nông dân.
Ngày 1/11/2022, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành Quyết định phê duyệt Dự án cơ giới hóa nông nghiệp và ứng dụng công nghệ sau thu hoạch. Dự án nhằm đẩy mạnh áp dụng cơ giới hoá nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhằm giảm lao động chân tay, lao động độc hại.
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều mô hình sản xuất của các HTX đã và đang được đầu tư và ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Nhờ việc ứng dụng này, các HTX nông nghiệp nâng cao được năng lực cạnh tranh các sản phẩm chủ lực, thúc đẩy phát triển sản xuất, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đây cũng là định hướng giúp mở ra nhiều triển vọng cho ngành nông nghiệp địa phương, góp phần phát triển cơ giới hóa nông nghiệp theo hướng cơ giới hóa đồng bộ, theo chuỗi liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Các dự án nhằm đẩy mạnh sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến, công nghệ số, công nghệ thông minh trong các khâu sản xuất nông nghiệp.
(1)
Hợp tác xã Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh (huyện Long Điền) là một
trong những đơn vị tiên phong trong ứng dụng cơ
giới hóa vào sản xuất. Ông Lê Cảnh Đạt, Chủ tịch HĐQT HTX
cho rằng, nhờ hướng đi này, HTX nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, mở rộng
loại hình kinh doanh dịch vụ. Nhiều lao động địa phương cũng có thêm việc làm,
tăng thu nhập cho thành viên. Được nhà nước ưu đãi hỗ trợ các thiết bị, máy móc
phải nói rằng nó quá tiện lợi. Máy cấy thì nhanh hơn rất nhiều, chỉ cần một người
mà bằng cả chục người. Hay như máy sấy, xát gạo thì thương lái chỉ cần đến lấy
thành phẩm thôi, không phải đi qua nhiều khâu. Nhờ đó mà chi phí cũng được rẻ
hơn.
(2)
Hợp tác xã Bưởi da xanh Hắc Dịch được tỉnh hỗ trợ dây chuyền sơ chế từ phân loại,
xử lý, phun dung dịch bảo vệ, đóng gói trái bưởi. Nhờ đó, năng suất, chất lượng
được nâng cao, tăng sức cạnh tranh cao và giảm nhân công lao động. Chị Nguyễn
Thị Thùy Dung, phó Giám đốc HTX cho biết, từ khi có máy rửa này thì đỡ tốn rất
nhiều nhân công. “Trước đây, mỗi lần rửa bưởi thì cần 10 - 12 người, nhưng từ
khi có hệ thống rửa bưởi này thì chỉ cần 3 - 4 người. Trái bưởi được qua nhiều
giai đoạn như sục ozone kháng khuẩn, đánh bóng và quạt khô. Nhờ đó, trái bưởi
trông đẹp mắt, đồng đều hơn”, chị Dung chia sẻ.
Các
mô hình này đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực, từng bước ứng dụng công
nghệ vào sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản. Điều này giúp tăng năng suất
lao động, tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm, tăng thu nhập và tăng khả
năng huy động vốn cho phát triển sản xuất, thúc đẩy ngành dịch vụ nông nghiệp… Các
mô hình này đã và đan mang lại hiệu quả thiết thực, từng bước ứng dụng công nghệ
vào sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản. Điều này giúp tăng năng suất lao động,
tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm, tăng thu nhập và tăng khả năng huy động
vốn cho phát triển sản xuất, thúc đẩy ngành dịch vụ nông nghiệp…
Lài
Nguyễn – NN&MT (nguồn nongnghiep.vn)