Chung tay hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân
24/06/2021 - 15:53 | Giá cả, thông tin thị trường
Chúng tôi đến gia đình ông Vòng Đạo Bình sinh năm 1981 sống tại ấp Liên
Đức, xã Xà Bang, huyện Châu Đức, ông Bình cho biết: "Gia đình có 01 ha cây
bơ, năm 2021 thời tiết thuận lợi nên sản lượng khoảng 13 tấn cao hơn năm 2020
khoảng 2 tấn, vào vụ năm 2020 gia đình bán bơ với giá từ 20.000 – 25.000 đ/kg,
nhưng ngược lại năm nay được mùa bơ mà giảm giá thê thảm, chỉ còn 5.000-7.000 đ/kg
thậm chí không có người mua nguyên nhân chính là do dịch Covid -19, đồng thời
do cung vượt cầu cũng là nguyên nhân giá bơ giảm, anh Bình cho biết thêm gia
đình đã được nhà nước kịp thời điều động lực lượng vào giúp thu hoạch và vận
chuyển đi tiêu thụ hơn 5 tấn bơ của gia đình”.
Xã Xà Bang là địa phương có diện tích cây ăn
trái lớn của huyện Châu Đức với khoảng 847 ha cây ăn quả các loại, sản lượng
ước tính 2.580 tấn, tập trung chủ yếu ở các ấp Liên Lộc, Liên Sơn, Liên Đức,
Liên Hiệp... .
Trước tình trạng trên, chính quyền địa phương đã
ra văn bản, tổ chức "hỗ trợ tiêu thụ nông sản" từ ngày 14/6/2021 đến
nay, địa phương đã kêu gọi cán bộ, hội viên và các doanh nghiệp tiêu thụ được 28,234
tấn bơ, của hơn 30 hộ nông dân xã Xà Bang với giá 10.000 đ/kg. Theo bà Trần Thị
Thanh Hiếu - Cán bô nông nghiệp xã Xà Bang cho biết hiện nay chính quyền đang tiếp
tục kêu gọi hỗ trợ tiêu thụ bơ giúp cho nông dân . Trước những hành động, nghĩa
cử cao đẹp trong hỗ trợ tiêu thụ nông sản, nhiều nông dân biết ơn trước sự sẻ
chia của chính quyền địa phương, của cộng đồng. Có thể thấy, tinh thần tương
thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách” càng phát huy mạnh mẽ trong lúc nguy khó.
Bằng những hành động thiết thực nhưng đầy ý nghĩa sẽ phần nào giúp đỡ người
nông dân vượt qua giai đoạn khó khăn này. Tuy nhiên, câu chuyện được mùa mất
giá, nông sản gặp khó khăn đầu ra vẫn có thể lặp đi lặp lại, nếu sản xuất quy
mô nhỏ lẻ, manh mún, không ổn định. Chừng nào người nông dân chưa tham gia vào
chuỗi sản xuất liên kết, thì việc sản xuất nông sản sẽ có nguy cơ cung vượt quá
cầu. Giải pháp lâu dài là cần thay đổi tư duy, chuyển đổi từ sản xuất nông
nghiệp nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển theo
chiều sâu gắn với thị trường tiêu thụ. Có như vậy, sản xuất nông nghiệp mới trở
thành tiềm năng thế mạnh của địa phương, là cơ sở để hướng tới mục tiêu phát
triển nông nghiệp thông minh, đồng thời chúng tôi mong rằng dịch bệnh sẽ sớm đi
qua trả lại cuộc sống yên bình cho mọi người dân.
Nguyễn Đình Hùng