CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHO DOANH NGHIỆP TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2022-2026

02/12/2021 - 15:20 | Văn bản quy phạm pháp luật

Ngày 26/10/2021 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3477/QĐ-UBND về việc thông qua nội dung chính sách Hỗ trợ khoa học và công nghệ cho doanh nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2022-2026 với các nội dung cụ thể như sau

Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật Việt Nam, đang hoạt động theo đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hợp tác xã, hộ kinh doanh, trang trại.

Điều kiện hỗ trợ của chính sách: Doanh nghiệp được hỗ trợ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: Hoạt động đúng ngành, nghề đã đăng ký kinh doanh; Có giấy phép hành nghề (nếu thuộc diện sản xuất, kinh doanh có điều kiện);; Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nước theo quy định; Đối với lĩnh vực công nghệ: Công nghệ không thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc danh mục công nghệ cấm chuyển giao theo pháp luật chuyển giao công nghệ và quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Không hỗ trợ những nội dung đã và đang được hỗ trợ bng nguồn vốn ngân sách nhà nước khác. Không hỗ trợ doanh nghiệp các nội dung trùng lặp với nội dung đã được hỗ trợ trước thời điểm có đơn đăng ký.

Nội dung các chính sách

Chính sách 1: hỗ trợ kinh phí đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp

Nội dung của chính sách và mức hỗ trợ như sau:

Hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp tổ chức khóa đào tạo về các hệ thống quản lý; công cụ cải tiến năng suất chất lượng; cải tiến và đi mới mô hình quản lý sản xuất, kinh doanh; đào tạo chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với tối thiểu 10 học viên/khóa. Mức hỗ trợ kinh phí: tối đa 50% tng chi phí khóa học, nhưng không quá 50 triệu đồng/doanh nghiệp/năm

Chính sách 2: hỗ trợ kinh phí xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, chứng nhận sản phẩm, hàng hóa; xây dựng các hệ thống quản lý, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; thực hành nông nghiệp tốt, thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh; và hỗ trợ tôn vinh các doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

Nội dung của chính sách và mức hỗ trợ như sau:

- Hỗ trợ kinh phí tư vấn, đánh giá chứng nhận các hệ thống quản lý: ISO 9001, SA 8000. Mức hỗ trợ kinh phí tối đa 50 triệu đồng/hệ thống/doanh nghiệp;

- Hỗ trợ kinh phí tư vấn, đánh giá chứng nhận các hệ thống quản lý: ISO 14001, ISO 50001, ISO 26000, ISO 45000, ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020, ISO/IEC 27001, ISO 22000, FSSC 22000, HACCP, BRC, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế. Mức hỗ trợ kinh phí tối đa 100 triệu đồng/hệ thống/doanh nghiệp;

- Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (G.A.P), thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh. Mức hỗ trợ kinh phí tối đa 100 triệu đồng/doanh nghiệp;

- Hỗ trợ kinh phí đánh giá chứng nhận lại (tái chứng nhận), giám sát các hệ thống quản lý. Mức hỗ trợ kinh phí tối đa bằng 30% mức hỗ trợ kinh phí tư vấn, đánh giá chng nhận các hệ thống quản lý tương ứng;

- Hỗ trợ kinh phí xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm, hàng hóa. Mức hỗ trợ kinh phí tối đa 10 triệu đồng/tiêu chuẩn/doanh nghiệp;

- Hỗ trợ kinh phí chứng nhận sản phẩm hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Mức hỗ trợ kinh phí tối đa 30 triệu đồng/sản phẩm/doanh nghiệp;

- Hỗ trợ tôn vinh các doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia. Trong đó: Mức hỗ trợ kinh phí 30 triệu đồng/lần/doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia; Mức hỗ trợ kinh phí 50 triệu đồng/lần/doanh nghiệp đạt Giải Vàng Chất lượng Quốc gia.

Chính sách 3: hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ:

Nội dung của chính sách và mức hỗ trợ như sau:

- Hỗ trợ kinh phí tư vấn, đăng ký lần đầu trong nước đối với nhãn hiệu hàng hóa. Mức hỗ trợ kinh phí tối đa 10 triệu đồng/nhãn hiệu/doanh nghiệp;

- Hỗ trợ kinh phí tư vấn, đăng ký lần đầu ở nước ngoài đối với nhãn hiệu hàng hóa. Mức hỗ trợ kinh phí tối đa 30 triệu đồng/nhãn hiệu/doanh nghiệp;

- Htrợ kinh phí tư vấn, đăng ký lần đầu trong nước đối với đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp. Mức hỗ trợ kinh phí tối đa 30 triệu đồng/lần/doanh nghiệp;

- Hỗ trợ kinh phí tư vấn, đăng ký lần đầu ở nước ngoài đối với đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp. Mức hỗ trợ kinh phí tối đa 50 triệu đồng/lần/doanh nghiệp.

Chính sách 4: hỗ trợ ứng dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng

Nội dung của chính sách và mức hỗ trợ như sau: Hỗ trợ kinh phí thực hiện khảo sát, đánh giá hiện trạng, kim toán năng lượng; tư vấn thiết kế hệ thống; đào tạo, tập huấn vận hành; vận hành chạy thử nhằm ứng dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng. Mức hỗ trợ kinh phí tối đa 300 triệu đồng/đề án/doanh nghiệp.

Chính sách 5: hỗ trợ hoạt động tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Nội dung của chính sách và mức hỗ trợ như sau: Hỗ trợ kinh phí tư vấn, khảo sát, đánh giá hiện trạng quy trình sản xuất; xác định các nguyên nhân gây thải và lãng phí; tư vấn, thiết kế; phân tích mẫu; tập huấn chuyển giao quy trình công nghệ xử lý giảm thiu ô nhiễm môi trường; tư vn, áp dụng quy trình sản xuất nhằm giảm đến mức tối thiểu số lượng tài nguyên sử dụng đầu vào và số lượng phế thải tạo ra. Mức hỗ trợ kinh phí tối đa 500 triệu đồng/doanh nghiệp.

Chính sách 6: hỗ trợ đổi mới công nghệ

Nội dung của chính sách và mức hỗ trợ như sau:

- Hỗ trợ kinh phí chuyển giao, nhận chuyển giao sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm ứng dụng phát triển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Mức hỗ trợ kinh phí tối đa 30% giá trị hợp đồng, nhưng không quá 200 triệu đồng/đề án/doanh nghiệp;

- Hỗ trợ kinh phí tư vấn, đánh giá lựa chọn công nghệ; phân tích, thử nghiệm sản phẩm của công nghệ được đổi mới; đào tạo, tập huấn, hướng dẫn vận hành chạy thử của hp đng ứng dụng, chuyn giao công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ mới của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Mức hỗ trợ kinh phí tối đa 30% giá trị hợp đồng và không quá 500 triệu đồng/đề án/doanh nghiệp.

Chính sách 7: hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số

Nội dung của chính sách và mức hỗ trợ như sau:

- Hỗ trợ kinh phí tư vấn thiết kế, xây dựng, chuyển giao; đào tạo, tập huấn phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực quản trị; tăng năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Mức hỗ trợ kinh phí tối đa 30% giá trị hp đng và không quá 150 triệu đồng/phần mềm/doanh nghiệp;

- Hỗ trợ kinh phí tư vấn, thiết kế, xây dựng, chuyn giao; đào tạo, tập huấn các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông thuộc công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ quá trình chuyển đi số tại doanh nghiệp. Mức hỗ trợ kinh phí tối đa 30% tổng kinh phí thực hiện, nhưng không quá 1.000 triệu đồng/đề án/doanh nghiệp.

Chính sách 8: hỗ trợ kinh phí nghiên cứu - phát triển (R&D)

Nội dung của chính sách và mức hỗ trợ như sau:

- Hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp thực hiện đặt hàng nghiên cứu phát triển; thuê máy móc, thiết bị; thuê chuyên gia tại các Viện nghiên cứu, Trường đại học, cao đẳng và các tổ chức khác có liên quan nhằm tạo ra công nghệ, sản phẩm, hàng hóa mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh: Nhiệm vụ hỗ trợ được xây dựng dưới hình thức các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ; dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Quyết định số 13/2017/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành định mức xây dựng, phân bdự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các quy định hiện hành có liên quan. Mức hỗ trợ kinh phí tối đa 30% tổng kinh phí thực hiện, nhưng không quá 1.000 triệu đồng/đề án/doanh nghiệp;

- Hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp thuê trang thiết bị của phòng thí nghiệm, thử nghiệm của các Viện, Trường đại học, cao đẳng và các tổ chức khác phục vụ thí nghiệm, phân tích, thử nghiệm sản phẩm, hàng hóa mới trước khi đưa ra thị trường lần đầu. Mức hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện, nhưng không quá 50 triệu đồng/lần/doanh nghiệp và không quá 01 lần/năm;

- Hỗ trợ kinh phí đầu tư trang thiết bị kỹ thuật cho phòng thí nghiệm, thử nghiệm, phân tích, kiểm định, hiệu chuẩn của doanh nghiệp để phục vụ việc đánh giá sự phù hợp các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chun nước ngoài và tiêu chuẩn riêng đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu. Doanh nghiệp sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp phục vụ chi trả kinh phí mua sắm trang thiết bị kỹ thuật. Trường hợp đã chi trả bằng toàn bộ số vốn của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp mà vẫn còn thiếu, thì được hỗ trợ 30% phần còn thiếu, nhưng mức hỗ trợ kinh phí không quá 1.000 triệu đồng.

Chính sách 9: Hỗ trợ nghiên cứu phát triển thị trường

Nội dung của chính sách và mức hỗ trợ như sau:

- Hỗ trợ kinh phí tư vấn, khảo sát nghiên cứu thị trường đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mới. Mức hỗ trợ kinh phí tối đa 50 triệu đồng/lần/doanh nghiệp và không quá 01 lần/năm;

- Hỗ trợ kinh phí thuê gian hàng, thiết kế, dàn dựng gian hàng tham gia hoạt động giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mới. Mức hỗ trợ kinh phí tối đa 30 triệu đồng/lần/năm/doanh nghiệp.

 Kim Khánh