CHÂU ĐỨC VỀ ĐÍCH NÔNG THÔN MỚI
11/05/2023 - 12:24 | Tin tức, sự kiện trong tỉnh
Đến
nay 15/15 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 4 xã đạt chuẩn nông thôn
mới nâng cao (Suối Nghệ, Xà Bang, Bình Ba, Cù Bị). Cơ cấu kinh tế tiếp tục
chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và ngành
thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản. Năm 2020, tỷ
trọng ngành nông, lâm, thủy sản là 51,3% (giảm 16%); công nghiệp - xây dựng
21,5% (tăng 15%) và thương mại - dịch vụ 27,2% (tăng 4%) (so với năm 2010 tỷ
trọng ngành nông, lâm, thủy sản là 67%; công nghiệp - xây dựng 9,2% và thương
mại - dịch vụ 23,8%).
Tổng
giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu năm 2020 theo giá so sánh đạt 12.262
tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với năm 2010 (năm 2010 đạt 4.910 tỷ đồng), tốc độ tăng
trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2010 - 2020 đạt 9,58%/năm; năm 2021 ước giá
trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu theo giá so sánh là 12.999 tỷ đồng (tăng
6,01% so với năm 2020). Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản theo
giá so sánh năm 2020 là 2.991 tỷ đồng, tăng 1,64 lần so với năm 2010 (năm 2010
đạt 1.821 tỷ đồng), ước thực hiện năm 2021 là 3.039 tỷ đồng; Giá trị sản xuất
ngành công nghiệp theo giá so sánh năm 2020 đạt 4.432 tỷ đồng (năm 2010 là
1.750 tỷ đồng), tăng 2,53 lần so với năm 2010, ước thực hiện năm 2021 là 4.725
tỷ đồng, tăng 6,61% so với năm 2020; Giá trị thương mại, dịch vụ theo giá so
sánh năm 2020 đạt 4.839 tỷ đồng (năm 2010 là 1.330 tỷ đồng), tăng 3,64 lần so
với năm 2010, ước thực hiện năm 2021 là 5.235 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm
2020.
Đã
có 110.605/120.275 lao động có việc làm thường xuyên, đạt 91,96%, tăng 25,47 %
so với năm 2010 (66,49%) và cao hơn 1,96% so với yêu cầu Bộ tiêu chí. Trong
giai đoạn 2010-2020, huyện đã giải quyết việc làm cho hơn 53.500 lượt lao động.
Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo trên địa bàn 15 xã đạt 69,53%
(76.906/110.605 lao động) cao hơn 24,53% so với yêu cầu Bộ tiêu chí, tăng
7,44% so với năm 2010 (năm 2010 đạt 62,09%).
Tổng
nguồn vốn huy động đầu tư xây dựng nông thôn mới của huyện trong 10 năm qua là
khoảng 6.500 tỷ, trong đó vốn ngân sách là 1.140 tỷ, vốn huy động trong dân là
gần 1.000 tỷ đồng.
Tính
đến cuối năm 2020, thu nhập bình quân đầu người tại 15 xã xây dựng nông thôn
mới đạt 64,36 triệu đồng/người/năm, tăng 44,26 triệu đồng so với trung bình
năm 2010 (năm huyện bắt đầu triển khai xây dựng nông thôn mới); Trên địa bàn
huyện không còn nhà tạm, nhà dột nát; không còn hộ nghèo chuẩn quốc gia; tỷ lệ
hộ sử dụng điện đạt 100%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trung bình
87,6%, tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung đạt
79,5%, hệ thống cơ sở vật chất trường học, y tế được đầu tư hoàn thiện theo
chuẩn Quốc gia, có 15/15 xã được công nhận xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới,
84/87 thôn (ấp) được công nhận thôn văn hóa, tỷ lệ gia đình văn hóa trung bình
hàng năm đạt trên 85%.
Lĩnh
vực giao thông được đầu tư đồng bộ, đã làm mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa
1.058,5km đường giao thông các loại; 100% các tuyến đường xã, đường từ trung
tâm xã đến huyện được được nhựa hóa, bê tông hóa; đường trục thôn, liên thôn,
đường trục chính nội đồng được cứng hóa đảm bảo ô tô, phương tiện xe cơ giới
vận chuyển hàng hóa quanh năm. Hệ thống điện nông thôn luôn được chú trọng cải
tạo, nâng cấp cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, số hộ sử
dụng điện thường xuyên, an toàn là 36.344/36.344 hộ (đạt 100%), tăng 1,1% so
với năm 2010. Hệ thống đèn chiếu sáng công cộng được đầu tư đồng bộ với nguồn
vốn của Nhà nước và đóng góp của Nhân dân; Trên địa bàn huyện có 53/64 trường
đạt chuẩn quốc gia, đạt 84,8%. Đối với các nhà trẻ, nhóm trẻ tư thục có cơ sở
vật chất và trang thiết bị được đầu tư theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và
từng bước hiện đại hóa đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy và học tập. Cơ sở vật
chất, trang thiết bị lĩnh vực y tế đảm bảo theo quy định; trụ sở sinh hoạt
thôn, ấp của các xã đã được đầu tư nâng cấp đạt chuẩn theo quy định. Vận động
xây dựng được 142 tuyến đường hoa với chiều dài khoảng 142,58 km.
Đạt
được những kết quả trên là nhờ sự quyết tâm chính trị cao của Cấp ủy, chính
quyền địa phương, và sự đồng thuận của Nhân dân trong huyện đóng vai trò quyết
định trong chương trình xây dựng huyện nông thôn mới.
Để duy trì những thành quả xây dựng nông thôn mới đã đạt được, trong thời gian tới, hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Châu Đức tiếp tục nhận diện quán trình thực hiện, mạnh dạn nhìn nhận tồn tại, hạn chế, quan tâm những vấn đề mà xã hội quan tâm. Nhấn mạnh vai trò chủ thể nông thôn mới của người dân. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, chú ý nông nghiệp công nghệ cao và sản xuất theo chuỗi giá trị, chú ý công nghệ chế biến, kết nối tiêu thụ hàng hóa nông sản của nông dân; nâng cao hiệu quả của các tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm tăng thu nhập của người dân; nâng cao giá trị/1 đơn vị diện tích. Xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn. Tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của người dân; chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số; xây dựng chính quyền thân thiện phục vụ Nhân dân…
(nguồn https://baria-vungtau.dcs.vn/)