Cập nhật tình hình chăn nuôi một số nước trên thế giới hiện nay

12/10/2023 - 17:36 | Giá cả, thông tin thị trường

Trong quý II năm 2023, ngành chăn nuôi trên toàn thế giới đang có nhiều biến động và các bệnh như Dịch tả heo Châu Phi (ASF) và Cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) tiếp tục ảnh hưởng tới một số nước. Bên cạnh đó thị trường chăn nuôi còn bị tác động mạnh do tình hình lạm phát, lãi suất cao, chi phí thức ăn tăng vọt cùng với giá điện, khí đốt, xăng dầu vẫn ở mức cao.

                Trung Quốc

          Dịch tả heo châu Phi xuất hiện tại Trung Quốc từ tháng 08/2018, đã tác động sâu sắc và toàn diện đến ngành công nghiệp chăn nuôi heo. Đứng trước bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh, quốc gia này đã đẩy mạnh quy mô chăn nuôi tập trung. Giải pháp chăn nuôi heo theo mô hình nhà tầng, áp dụng công nghệ hiện đại đã được Trung Quốc thực hiện kể từ giai đoạn đó. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển ngành chăn nuôi heo, giúp gia tăng số lượng và sản lượng hàng năm. Theo cục Thống kê Trung Quốc, sản lượng thịt heo của Trung Quốc tăng 3,2% trong nửa đầu năm 2023. Đến giữa quý II, số lượng heo đã đạt được 435,17 triệu con, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thịt heo đạt 56 triệu tấn (tháng 07/2023), cao nhất kể từ 2019 tới nay. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô sản xuất, tăng sản lượng dẫn đến nguồn cung dư thừa, giá heo hơi giảm, người chăn nuôi chịu nhiều thua lỗ. Đặc biệt là vào mùa hè, Trung Quốc nóng kỷ lục, làm giảm nhu cầu tiêu thụ thịt heo của người tiêu dùng. Hơn nữa, học sinh, sinh viên được nghỉ hè nên lượng tiêu thụ tại cửa hàng, nhà ăn, trường học bị giải xuống. Kết tháng 06/2023, giá heo hơi ở Trung Quốc chỉ đạt 13.NDT/kg, so với cuối năm 2022, giai đoạn này giá hec lơi giảm khoảng 27%. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USA), sau khi gỡ bỏ các hạn chế về dịch COVID-19, Trung Quốc tăng sản lượng thịt heo nhập khẩu, đạt 2,3 triệu tấn trong 06 tháng đầu năm. Tuy nhiên, sản lượng thịt heo xuất khẩu giảm từ 125 nghìn tấn (tháng 04/2023) xuống còn 110 nghìn tấn (tháng 07/2023).

          Tính đến thời điểm tháng 07/2023, sản lượng thịt gà đạt 14,3 triệu tấn, không có thay đổi kể từ đầu năm 2022. Để cân bằng lại thị trường tiêu thụ thịt gà trong nước, Trung Quốc buộc phải hạn chế xuất khẩu và tăng nhập khẩu thịt gà. Nhập khẩu thịt gà tăng đạt 725 nghìn tấn, xuất khẩu giảm còn 515 nghìn tấn. Năng suất gà đẻ cũng bị ảnh hưởng do thời tiết nắng nóng, khắc nghiệt của Trung Quốc. Sản lượng trứng và trọng lượng trứng giảm đáng kể, hơn nữa nhu cầu tiêu thụ trứng và các sản phẩm từ trứng tăng lên. Điều này đã thúc đẩy giá trứng tăng vọt ở giai đoạn vừa qua. Giá trứng trung bình tại các khu vực sản xuất là 4,22NDT/kg (tháng 07/2023), tăng 2,93% so với cùng kỳ năm ngoái.

          Liên minh Châu Âu (EU)

          Tháng 06/2023, chi phức ăn chăn nuôi ở các nước Liên minh châu Âu đại lưỡng cao nhất trong lịch sử (tăng 5 % so với tháng 3/2020, tăng 21% kể từ tháng 01/202 )). Hơn nữa, dư áp lực từ các quy định về môi trường cùng với khả năng tiêu thụ của người tiêu dùng giảm đã làm cho sản lượng thịt heo của EU giảm 7,7%. Theo báo cáo USDA (tháng 07/2023) sản lượng thịt heo chỉ đạt 21,650 triệu tấn, thấp nhất kể từ 2020 tới nay. Trước tình hình đó, EU đã điều chỉnh sản lượng xuất khẩu giảm xuống khoảng 12% (còn 3,7 triệu tấn) và dự kiến sẽ tiếp tục giảm. So với tháng 04, sản lượng thịt heo nhập khẩu của EU cũng giảm từ 125 nghìn tấn còn 100 nghìn tấn (tháng 07/2023). Các nước Liên minh châu Âu là nguồn cung thịt heo lớn hàng đầu thế giới, thực trạng này có thể tác động đến thị trường thịt heo quốc tế.

          Ngược lại với tình hình chăn nuôi heo, chăn nuôi gia cầm của EU có nhiều tín hiệu tích cực. Sản lượng thịt gà sản xuất tăng đạt 11,05 triệu tấn (tháng 07/2023). Tuy nhiên, so với tháng 04/2023 sản lượng xuất khẩu và nhập khẩu đều có xu hướng giảm (nhập khẩu giảm 4,4%; xuất khẩu giảm 0,9%). Bên cạnh đó, về tình hình dịch Cúm gia cầm, kể từ đầu năm 2023 đến ngày 04/08/2023, đã xảy ra 385 ổ dịch tại 21 nước thành viên EU và châu Âu. Trong đó, Pháp là nước có nhiều nhất với 152 ổ dịch, tiếp đến là Hungary với 79 ổ dịch. Gần đây, tại Ban Lan và Phần Lan phát hiện nhiều trường hợp nhiễm H5N1 trên mèo nhà, chồn, gấu trúc, cáo. Dòng virus cúm ở những loài động vật có vú này đã được phân lập, tương đồng với dòng virus ở loài mòng biển. Điều này trở thành nguy cơ bùng phát nhiều ổ dịch Cúm gia cầm cũng như lo ngại dịch bệnh lây sang người ở các nước EU.

          Hoa Kỳ

          Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, ngành chăn nuôi tính tới thời điểm giữa năm 2023 có nhiều biến động. Thời điểm tháng 07/2023 sản lượng thịt heo đạt hơn 12,422 triệu tấn. Trong khi đó, tiêu thụ trong nước từ 2019 tới nay có xu hướng giảm. Đến quý II, sản lượng tiêu thụ thịt heo trong nước còn 9,771 triệu tấn, giảm hơn 2,2%. Có thời điểm trong quý II/2023, đô-la Mỹ rơi vào tình trạng mất giá, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu các mặt hàng ở Hoa Kỳ. Trong đó, sản lượng xuất khẩu thịt heo tăng 8,7%, thịt gà tăng 7,4%, trứng và các sản phẩm từ trứng tăng 3,5%. Tuy nhiên sản lượng xuất khẩu thịt bò giảm 9,6% do một số khu vực chăn nuôi bò trải qua thời kỳ hạn hán kéo dài, làm ảnh hưởng đến quá trình chăn nuôi. Đối với xuất khẩu gà tây giảm 7% so với dự báo trước đó, mặc dù sản lượng trong nước sản xuất lớn nhưng hạn chế xuất khẩu vì liên quan đến vấn đề Cúm gia cầm độc lực cao.

          Brazil

          Hiệp hội Protein động vật Brazil dự báo, tổng sản lượng thịt heo nước này năm 2023 đạt 5,050 triệu tấn, sẽ tăng 1,5% so với năm 2022. Đến tháng 07/2023 sản lượng thịt heo nước này năm 2023 đạt 5,050 triệu tấn, sẽ tăng 1,5% so với năm 2022. Đến tháng 07/2023 sản lượng thịt heo sản xuất của Brazil đạt 4,5 triệu tấn, sản lượng thịt heo xuất khẩu đạt 1,6 4 tấn (tháng 07/2023)tăng 110 nghìn tấn so với c T kỳ năm ngoái. Đối với thịt heo nhập khẩu, quốc gia này vẫn giữ ở mức ổn định là 2 triệu tấn Tiếp tục thực hiện chính sách tăng cường sản xuất thịt gà đã giúp Brazil chiếm vị trí thứ 3 thế giới về sản xuất thịt gà (sau Vương quốc Anh và Hoa Kỳ) và trở thành quốc gia xuất khẩu thịt gà lớn nhất thế giới. Sản lượng thịt gà trong nước đạt 14,875 triệu tấn, sản lượng xuất khẩu đạt 4,825 triệu tấn (tháng 07/2023). Cuối tháng 06 tới đầu tháng 07/2023, Nhật Bản đã tạm dừng nhập khẩu thịt gà từ bang Santa Catarina của Brazil sau khi một số khu vực ở bang ghi nhận mắc Cúm gia cầm độc lực cao (HPAI). Tình hình này sẽ làm ảnh hưởng một phần tới sản lượng xuất khẩu thịt gà của Brazil. Về nhập khẩu, trong 2 quý đầu năm, Brazil đã giảm sản lượng xuống chỉ còn 1 nghìn tấn, giảm tới 80% so với năm 2022. Đây cũng có thể l;à bước chuyển mình lớn của Brazil, thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời duy trì bền vững những thị trường chính trong nước.

          Nhật Bản

          Tính đến tháng 07 năm 2023, Nhật Bản có gần 8,92 triệu con heo nái. So với đầu năm, số lượng nái không thay đổi (8,918 triệu con), nhưng giảm so với năm 2022 (8,95 triệu con). Mặc dù số lượng nái thấp hơn nhưng số lượng heo thịt tăng, đạt 16,9 triệu con. Điều này có thể thấy chất lượng đàn heo nái của Nhật Bản đang được cải thiện. Sản lượng thịt heo sản xuất trong nước đạt 1,295 triệu tấn, không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng trong nước, buộc Nhật Bản phải nhập khẩu thịt heo từ thị trường nước ngoài. Sản lượng nhập khẩu thịt heo đạt hơn 1,4 triệu tấn/năm đã góp phần giúp Nhật Bản trở thành thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 châu Á.

          Nhật Bản tăng nhẹ sản lượng sản xuất thịt gà trong 07 tháng đầu năm, đạt 1,77 triệu tấn. Sự biến động này cũng không làm thay đổi đến sản lượng thịt gà xuất khẩu của Nhật Bản. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng giảm, kéo theo lượng nhập khẩu giảm từ 1,105 triệu tấn xuống 1,07 triệu tấn trong vòng 3 tháng (tháng 04/2023-07/2023). Một phần có thể do yêu cầu về thực phẩm của Nhật Bản khá nghiêm ngặt, vấn đề HPAI tại Brazil đã làm cho Nhật Bản e ngại nhập khẩu thịt gà từ Brazil. Bên cạnh đó, giai đoạn đầu năm, Nhật Bản phải tiêu hủy số lượng lớn lên đến 16 triệu con trong mùa Cúm gia cầm, trong đó gà đẻ chiếm đến 90%. Điều này đã tác động mạnh tới giá trứng, ghi nhận được giá bán buôn mỗi kg khoảng 2 yên (hơn 4 USD). Trứng vừa có giá cao, vừa thiếu hụt so với nhu cầu tiêu dùng khiến nhiều nhà hàng quyết định ngừng cung cấp các món ăn từ trứng. Để khắc phục vấn đề này, Nhật Bản đã và đang thực hiện vệ sinh cũng như áp dụng các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt hơn trong chăn nuôi.

          Philippines

          Tính tới ngày 12 tháng 07, giá heo hơi Philippines vẫn ở mức cao nhất thế giới (hơn 76.133vnđ/kg). Nguyên nhân chính là do vấn đề ASF chưa kiểm soát được triệt để, gây ảnh hưởng tới sản lượng thịt heo, trong khi nhu cầu tiêu dùng lớn nên thị trường đã tăng mạnh giá heo. Sản lượng thịt heo của Philippines sẽ tiếp tục giảm khoảng 3% do dịch bệnh chưa có dấu hiệu chấm dứt, vẫn còn lan rộng tại các vùng sản xuất trọng điểm. Từ tháng 04-07/2023, sản lượng thịt heo của Philippines giảm 25 nghìn tấn, chỉ còn 950 nghìn tấn. Xuất khẩu thịt heo ở quốc gia này giữ ổn định là 1 nghìn tấn từ 2019 đến nay, tuy nhiên sản lượng nhập khẩu đến tháng 07/2023 giảm 60 nghìn tấn so với cùng kỳ năm 2022. Một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến nhập khẩu thịt heo của Philippines là do sản lượng thịt heo của EU, Anh, Canada,... giảm vì đây là những thị trường chính mà Phillipines nhập khẩu thịt heo.

          Tình hình chăn nuôi gia cầm cũng bị ảnh hưởng từ tình hình chăn nuôi heo. Khi nguồn cung thịt heo thiếu hụt làm tăng nhu cầu tiêu thụ thịt gà của người tiêu dùng. Trong 06 tháng đầu năm, nhu cầu tiêu thụ thịt gà trong nước khoảng 1,986 triệu tấn. Tuy nhiên, sản lượng thịt gà sản xuất chỉ đạt 1,475 triệu tấn. Do đó, tính tới thời điểm tháng 07/2023, Philippines đã nhập khẩu 510 nghìn tấn thịt gà để đảm bảo sản lượng cho thị trường trong nước.

          Nhìn chung, tình hình chăn nuôi các nước trên thế giới đến giữa năm 2023 chưa có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều nước vẫn đang tiếp tục đối mặt với những khó khăn do dịch bệnh như ASF và HPAI, điều này đã làm ảnh hưởng tới sản lượng thịt sản xuất nội địa và tác động đến hoạt động thương mại quốc tế.

                                                 Hạnh Nguyễn – Chi cục Chăn nuôi và Thú y

     (Tham khảo: http://apps.fas.usda.gov/psdonline/circulars/livestock_puoltry.pdf)