Các nhiệm vụ, dự án ưu tiên bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản 2022-2030
01/02/2023 - 14:41 | Tin tức, sự kiện trong tỉnh
(1) Phổ biến, triển khai, kiểm tra, sơ kết,
tổng kết kết quả thực hiện Đề án; (2) Xây dựng Kế hoạch truyền thông, tập huấn
nâng cao nhận thức, tư duy về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất thủy
sản và triển khai theo Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức, tư duy về bảo vệ môi
trường trong hoạt động sản xuất thủy sản; (3) Xây dựng Kế hoạch tổ chức diễn
đàn, hội thảo về bảo vệ môi trường trong ngành Thủy sản nhằm nâng cao nhận
thức, kỹ năng cho cơ quan quản lý, các doanh nghiệp (trong nước và quốc tế); (4)
Biên soạn, in ấn tài liệu, sổ tay hướng dẫn, nội dung tập huấn, nội dung tuyên
truyền; (5) Truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức, tư duy về bảo vệ môi
trường trong hoạt động sản xuất thủy sản;
(6) Tổ chức các diễn đàn, hội thảo về bảo vệ môi trường trong
ngành Thủy sản nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cơ quan quản lý, các doanh
nghiệp (trong nước và quốc tế); (7) Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất,
xây dựng các chính sách, cơ chế ưu đãi, hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất thủy
sản thân thiện với môi trường thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh; cụ thể
là điều tra, đánh giá tác động của các chính sách nhằm rà soát, đánh giá được
tác động của các chính sách khuyến khích khai thác, sử dụng đầu tư, duy trì
phát triển nguồn vốn tự nhiên thủy sản; huy động, xã hội hóa nguồn lực trong
bảo vệ môi trường thủy sản; đề xuất, sửa đổi, bổ sung các chính sách mới để
thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; (8) Xây dựng cơ chế khuyến
khích doanh nghiệp tham gia cung ứng dịch vụ môi trường trong tái chế, xử lý
chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực thủy sản; (9) Nghiên cứu cơ
chế, chính sách khuyến khích khai thác, sử dụng, đầu tư, duy trì phát triển
nguồn vốn tự nhiên thủy sản; (10) Nghiên cứu, xây dựng các biện pháp bảo tồn
dựa trên khu vực hiệu quả khác (OECM) tạo động lực cho việc bảo tồn bên ngoài
khu bảo tồn;
(11) Quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản nhằm phục
vụ cho công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất theo hướng bền vững; (12) Đánh giá,
tiếp cận các công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất thủy sản khu vực và trên
thế giới nhằm tạo tiền đề cho việc tận dụng, sử dụng các phế phẩm, phụ phẩm
thủy sản, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong sản xuất thủy sản;
(13) Tổ chức diễn đàn khoa học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, tiến bộ kỹ
thuật trong các hoạt động sản xuất thủy sản theo hướng giảm thiểu chất thải từ
các hoạt động sản xuất, hướng tới kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh; (14) Điều
tra, đánh giá đề xuất danh mục vùng nuôi trồng thủy sản tập trung/trọng điểm, nuôi
biển, hệ thống cảng cá, các khu bảo tồn biển cần đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ
hoạt động quản lý môi trường; (15) Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động quản
lý môi trường tại vùng nuôi trồng thủy sản tập trung/trọng điểm, nuôi biển, hệ
thống cảng cá, các khu bảo tồn biển;
(16) Đề xuất điều chỉnh, bổ sung sửa đổi văn bản quy phạm pháp
luật liên quan đến môi trường thủy sản để thực thi phù hợp với chế tài của quốc
tế; (17) Xây dựng và thực hiện các dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường ngành Thủy sản; (18) Thực thi các quy định, cam kết về môi trường
trong các hiệp định thương mại tự do (đặc biệt là các hiệp định thương mại tự
do thế hệ mới) đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành Thủy sản; (19) Tổ
chức/tham gia hội thảo, tập huấn, diễn đàn khu vực, quốc tế về quản lý, nâng
cao năng lực môi trường trong ngành Thủy sản…
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao Tổng
cục Thủy sản và Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đồng chủ trì thực hiện các
nhiệm vụ, dự án ưu tiên sau:
(1) Nghiên cứu, xây dựng trình ban hành các bộ công cụ thực hiện
việc điều tra, đánh giá và kiểm kê nguồn vốn tự nhiên thủy sản phục vụ kinh tế
xã hội; (2) Điều tra, đánh giá, kiểm kê tổng thể nguồn vốn tự nhiên thủy sản
vùng khơi; (3) Lượng giá nguồn vốn tự nhiên thủy sản; Theo đó, nguồn vốn tự
nhiên thủy sản (giá trị vật thể, giá trị phi vật thể…) được kiểm kê làm cơ sở
cho việc hoạch định Kế hoạch quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng
tài nguyên thiên nhiên thủy sản; (4) Điều tra, đánh giá nguồn ô nhiễm, lượng
chất thải từ các hoạt động sản xuất thủy sản (gồm: hoạt động nuôi trồng thủy
sản ở vùng nuôi tập trung/ nuôi đối tượng chủ lực, đối tượng nuôi chính; hoạt
động khai thác thủy sản, cảng cá tại các tỉnh trọng điểm nghề cá; hoạt động sản
xuất của nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu); (5) Xây dựng, ban hành Kế hoạch
quản lý môi trường và thực hiện các giải pháp kiểm soát chất thải các hoạt động
thủy sản;
(6) Đề xuất điều chỉnh/ xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia, quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế kỹ thuật về chất thải trong hoạt động
thủy sản nhằm đánh giá hiện trạng chất thải từ các hoạt động sản xuất thủy sản;
xác định khả năng tiếp nhận của các thủy vực đối với nguồn thải từ các hoạt
động thủy sản; đề xuất giải pháp quản lý; (7) Hoàn thiện hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật, các quy định trong ngành Thủy sản về phòng ngừa, phát hiện và
ứng phó với sự cố môi trường nhằm nâng cao năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy
cơ sự cố môi trường trong ngành Thủy sản nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tác động
đối với con người và môi trường, góp phần phát triển thủy sản bền vững; (8)
Nghiên cứu, xây dựng mô hình phòng ngừa, kiểm soát, cảnh báo nguy cơ sự cố môi
trường trong các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, chế biến
thủy sản, hạ tầng cơ sở thủy sản; (9) Tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập
ứng phó sự cố môi trường trong ngành Thủy sản; (10) Xây dựng quy trình phòng
ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trong ngành Thủy sản;
(11) Phối hợp tổ chức, tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực phòng chống, ứng phó nguy cơ, sự cố môi trường; (12) Điều tra,
đánh giá tiến bộ khoa học công nghệ trong xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng,
khí thải trong nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, chế biến thủy sản nhằm
đánh giá hiện trạng khoa học công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất thủy sản;
Đề xuất giải pháp khoa học công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất thủy sản;
(13) Nghiên cứu mô hình quản lý chất thải tiên tiến trong: (i) hoạt động khai
thác của tàu cá, các hoạt động tại cảng cá các tỉnh trọng điểm nghề cá; (ii)
hoạt động tại vùng nuôi trồng thủy sản tập trung/vùng nuôi trồng thủy sản các
đối tượng nuôi chủ lực, đối tượng nuôi chính; nhà máy chế biến thủy sản xuất
khẩu thủy sản; (iii) nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu thủy sản và cụm thu
mua, chế biến thủy sản (14) Nghiên cứu, xây dựng và ban hành cơ chế Trách nhiệm
mở rộng tự nguyện của các doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường thủy sản; (15)
Nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao, tiến bộ kỹ thuật trong các hoạt
động sản xuất thủy sản theo hướng giảm thiểu chất thải từ các hoạt động sản
xuất thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh…
Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng giao Tổng
cục Thủy sản và Trung tâm Tin học và Thống kê đồng chủ trì thực hiện các nhiệm
vụ, dự án ưu tiên như: Dự
án xây dựng phần mềm và cơ sở dữ liệu môi trường ngành Thủy sản nhằm xây dựng
cơ sở dữ liệu môi trường thống nhất, đồng bộ, cập nhật, chia sẻ và được kết
nối liên thông giữa các cấp, các ngành; Bảo đảm thông tin môi trường được cung
cấp kịp thời; Từng bước chuyển đổi số hóa cơ sở dữ liệu, thông tin về môi
trường… Tổng cục Thủy sản; Vụ Hợp tác quốc tế; Nhóm PPP Thủy sản đồng chủ trì
xây dựng các nội dung bảo vệ môi trường lĩnh vực thủy sản trong khuôn khổ hoạt
động của Nhóm công tác Đối tác công tư (PPP) về Thủy sản nhằm đẩy mạnh hợp tác
công tư PPP về thủy sản trong các hoạt động bảo vệ môi trường lĩnh vực thủy
sản.
Thông tin chi tiết: Xem tại https://tongcucthuysan.gov.vn
Thúy Nga nguồn https://tongcucthuysan.gov.vn/