Các chính sách hỗ trợ cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

01/12/2021 - 11:12 | Xúc tiến thương mại

Ngày 26/11/2021 UBND tỉnh ban hành công văn số 18155/UBND-VP về việc triển khai chính sách hỗ trợ cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; xin thông tin đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm sản và thủy sản trên địa bàn tỉnh biết các chính sách hỗ trợ cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 như sau:

I. Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh (gọi tắt là người sử dụng lao động): được vay vốn trả lương ngừng việc, vay vốn trả lương phục hồi sản xuất, được hưởng lãi suất ưu đãi cho vay, mức vay, thời hạn vay, không phải đảm bảo tiền vay khi đủ các điều kiện sau:

1. Điều kiện người sử dụng lao động được vay vốn trả lương ngừng việc:

Có người lao động làm việc theo hợp đồng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến tháng liền kề trước thời điểm người lao động ngừng việc, phải ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên theo quy định khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022.

2. Điều kiện người sử dụng lao động được vay vốn trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất, kinh doanh:

a) Đối với người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động toàn bộ hoặc một phần theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19 hoặc có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc áp dụng các biện pháp không hoạt động/ngừng hoạt động/hoạt động hạn chế/hoạt động có điều kiện/hoạt động hạn chế, có điều kiện theo quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022:

- Có người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thời điểm đề nghị vay vốn.

- Có phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh đối với trường hợp phải tạm dừng hoạt động toàn bộ hoặc một phần theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19.

b) Đối với khách hàng hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

- Có người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến thời điểm đề nghị vay vốn.

- Có phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh.

3. Mức vay, thời hạn vay, thời hạn giải ngân

3.1. Mức cho vay: Khách hàng được vay vốn một hoặc nhiều lần để trả lương ngừng việc, trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất với thời gian tối đa 03 tháng/người lao động (bao gồm thời gian đã vay vốn trả lương cho người lao động theo văn bản hướng dẫn số 6199/HD-NHCS).

3.2. Việc xác định mức cho vay hằng tháng đối với khách hàng như sau:

Mức cho vay tối đa 01 tháng của 01 khách hàng

=

Số tiền vay vốn trả lương ngừng việc

+

Số tiền vay vốn trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất

Trong đó:

Số tiền vay vốn trả lương ngừng việc

=

Mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động bị ngừng việc

x

Số người lao động bị ngừng việc được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trong Danh sách Mẫu số 13a ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg

 

 

Số tiền vay vốn trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất

=

Mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động

x

Số người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trong Danh sách Mẫu số 13b/13c ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg

3.3. Khách hàng đề nghị vay vốn để trả lương cho người lao động đủ 1 tháng tại tháng đề nghị vay vốn, NHCSXH nơi cho vay phê duyệt cho vay theo đề nghị của khách hàng nhưng tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng theo ngày (X) với số ngày trả lương thực tế trong tháng cho người lao động.

Trường hợp khách hàng đề nghị vay vốn để trả lương cho người lao động không đủ 01 tháng tại tháng đề nghị vay vốn, NHCSXH nơi cho vay phê duyệt cho vay theo đề nghị của khách hàng nhưng tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng theo ngày nhân (X) với số ngày trả lương thực tế trong tháng cho người lao động.

Mức lương tối thiểu vùng theo ngày

=

Mức lương tối thiểu vùng theo tháng­________________________­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­

­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­Số ngày làm việc trong tháng theo thỏa thuận tại Hợp đồng lao động

3.4. Mức tiền lương tối thiểu vùng căn cứ theo quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

4. Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay do NHCSXH nơi cho vay và         khách hàng thỏa thuận dưới 12 tháng, kể từ ngày giải ngân món vay đầu tiên theo Hợp đồng tín dụng đã ký.

Thời hạn giải ngân đến hết ngày 05 tháng 4 năm 2022.

5. Lãi suất vay: 0%/năm (không phần trăm); Lãi suất nợ quá hạn: 12%/năm.

6. Bảo đảm tiền vay: Khách hàng không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay.

7. Phương thức cho vay: Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay thực hiện cho vay trực tiếp đến khách hàng.

8. Mục đích sử dụng vốn vay: Vốn vay được khách hàng sử dụng để trả lương cho người lao động ngừng việc, trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất, kinh doanh theo chính sách hỗ trợ của Chính phủ quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CPNghị quyết số 126/NQ-CP.

II. Đối với Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh, huyện, thị xã, thành phố thực hiện: khi người sử dụng lao động (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh) cung cấp đầy đủ các điều kiện dưới đây thì thực hiện cho vay kịp thời theo văn bản Hướng dẫn số 6199A/HD-NHCS ngày 06/11/2021 của NHCSXH Việt Nam, cụ thể:

1. Hồ sơ vay vốn do người sử dụng lao động cung cấp (gọi tắt là khách hàng): Phải tự lập danh sách, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với số lao động ngừng việc, số lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và các thông tin, hồ sơ, tài liệu cung cấp cho NHCSXH nơi cho vay.

1.1. Đối với khách hàng vay vốn trả lương ngừng việc

1.1.1. Hồ sơ vay vốn lần đầu gồm: 

a) Giấy đề nghị vay vốn theo Mẫu số 12a ban hành kèm theo Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg (đính kèm Mẫu số 12a).

b) Danh sách người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội theo Mẫu số 13a ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

c) Bản sao các giấy tờ phù hợp với loại hình hoạt động:

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã/hộ kinh doanh; Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).

- Giấy phép kinh doanh/Giấy phép hoạt động/Chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc pháp luật có quy định); Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư (đối với doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài).

- Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực của khách hàng hoặc người đại diện hợp pháp của khách hàng.

- Văn bản bổ nhiệm hoặc cử người đứng đầu pháp nhân theo quy định của Điều lệ tổ chức hoặc Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).

- Điều lệ của doanh nghiệp/Hợp tác xã/tổ chức khác.

 d) Bản gốc/Bản chính văn bản của chủ sở hữu hoặc đại diện có thẩm quyền thực hiện quyền của chủ sở hữu doanh nghiệp/Hợp tác xã/Tổ chức khác chấp thuận/phê duyệt cho doanh nghiệp/Hợp tác xã/Tổ chức khác vay vốn tại NHCSXH (theo quy định của pháp luật hoặc Điều lệ doanh nghiệp/Hợp tác xã/Tổ chức khác có quy định).

đ) Bản gốc/Bản chính/Bản sao có chức thực Giấy ủy quyền (nếu có).

e) Bản sao văn bản thỏa thuận ngừng việc giữa người sử dụng lao động với người lao động.

1.1.2. Hồ sơ vay vốn các lần vay tiếp theo gồm:

- Các hồ sơ nêu tại tiết a, b điểm 1.1.1 khoản 1.1 mục II văn bản này.

- Bổ sung hồ sơ nêu tại tiết c, d, đ, e khoản 1.1 mục II văn bản này nếu có thay đổi so với hồ sơ vay vốn lần đầu.

1.2. Đối với khách hàng vay vốn trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất, kinh doanh

1.2.1. Hồ sơ vay vốn lần đầu gồm:

a) Giấy đề nghị vay vốn theo Mẫu số 12b ban hành kèm theo Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg đối với khách hàng theo quy định tại tiết a điểm 3.2 khoản 3 Hướng dẫn số 6199A/HD-NHCS; Mẫu số 12c ban hành kèm theo Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg đối với khách hàng theo quy định tại tiết b điểm 3.2 khoản 3 Hướng dẫn số 6199A/HD-NHCS. (đính kèm Mẫu số 12b, 12c).

b) Danh sách người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội theo Mẫu số 13b/13c ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

c) Phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh đối với khách hàng phải tạm dừng hoạt động toàn bộ hoặc một phần theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19 và khách hàng hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

d) Bản sao các giấy tờ phù hợp với loại hình hoạt động:

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã/hộ kinh doanh; Quyết định thành lập/Quyết định cho phép thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).

- Giấy phép kinh doanh/Giấy phép hoạt động/Chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc pháp luật có quy định); Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư (đối với doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài).

- Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực của khách hàng hoặc người đại diện hợp pháp của khách hàng.

- Văn bản bổ nhiệm hoặc cử người đứng đầu pháp nhân theo quy định của Điều lệ tổ chức hoặc Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).

- Điều lệ của doanh nghiệp/Hợp tác xã/tổ chức khác.

đ) Bản gốc/Bản chính văn bản của chủ sở hữu hoặc đại diện có thẩm quyền thực hiện quyền của chủ sở hữu doanh nghiệp/Hợp tác xã/Tổ chức khác chấp thuận/phê duyệt cho doanh nghiệp/Hợp tác xã/Tổ chức khác vay vốn tại NHCSXH (theo quy định của pháp luật hoặc Điều lệ doanh nghiệp/Hợp tác xã/Tổ chức khác có quy định).

e) Bản gốc/Bản chính/Bản sao có chứng thực Giấy ủy quyền (nếu có).

g) Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động toàn bộ hoặc một phần để phòng, chống dịch Covid-19 hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị 16/CT-TTg hoặc áp dụng các biện pháp không hoạt động/ngừng hoạt động/hoạt động hạn chế/hoạt động có điều kiện/hoạt động hạn chế, có điều kiện theo quy định tại Nghị quyết 128/NQ-CP trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022 (đối với khách hàng vay vốn trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất, kinh doanh quy định theo tiết a điểm 3.2 khoản 3 Hướng dẫn số 6199A/HD-NHCS).

1.2.2. Hồ sơ vay vốn các lần vay tiếp theo gồm:

- Các hồ sơ nêu tại tiết a, b điểm 1.2.1 khoản 1.2 mục II văn bản này.

- Bổ sung hồ sơ nêu tại tiết c, d, đ, e, g điểm 1.2.1 khoản 1.2 mục II văn bản này nếu có thay đổi so với hồ sơ vay vốn lần đầu.

2. Trường hợp khách hàng cung cấp hồ sơ, tài liệu của tổ chức nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật; Hồ sơ, tài liệu được lập bằng tiếng nước ngoài thì cung cấp bản dịch có công chứng. Trường hợp văn bản ủy quyền để thực hiện giao dịch liên quan đến vay vốn với NHCSXH được lập tại nước ngoài thì phải được công chứng, chứng thực tại cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài theo quy định.

3. Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trên Cổng dịch vụ công Quốc gia đến NHCSXH nơi khách hàng đóng trụ sở (đối với doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã) hoặc nơi cư trú (đối với hộ kinh doanh, cá nhân).

4. Thời NHCSXH gian nhận hồ sơ đề nghị vay vốn: khách hàng nộp chậm nhất đến hết ngày 25 tháng 3 năm 2022.

5. Quy trình cho vay: Giao Giám đốc NHCSXH nơi cho vay phân công cán bộ tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu các giấy tờ hồ sơ vay vốn quy định tại khoản 10 văn bản Hướng dẫn số 6199A/HD-NHCS ngày 06/11/2021 của NHCSXH Việt Nam do khách hàng cung cấp, chỉ đạo cán bộ lập Thông báo tiếp nhận hồ sơ vay vốn (Mẫu số 01/CVTL)gửi khách hàng. Trong vòng 04 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn của khách hàng, phân công cán bộ thực hiện các công việc sau:

- Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn: Đối với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã/hộ kinh doanh; Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Giấy phép kinh doanh/Giấy phép hoạt động/Chứng chỉ hành nghề; Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư, NHCSXH nơi cho vay kiểm tra trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn). Trường hợp không có thông tin dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia hoặc thông tin không chính xác, đầy đủ thì yêu cầu khách hàng cung cấp bản sao có chứng thực hoặc bản chính để kiểm tra đối chiếu.

- Trình phê duyệt cho vay: Trường hợp hồ sơ vay vốn đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, lập Tờ trình phê duyệt cho vay (Mẫu số 02/CVTL), đồng thời Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (Mẫu số 03/CVTL) để gửi khách hàng. Trường hợp khách hàng không đủ điều kiện phê duyệt cho vay, lập Thông báo từ chối cho vay (Mẫu số 04/CVTL), ghi rõ lý do từ chối.

6. Tại chi nhánh NHCSXH tỉnh, huyện, thị, thành phố thực hiện: sau khi nhận hồ sơ khách hàng nộp đầy đủ, kiểm tra pháp lý hồ sơ theo quy định tiến hành lập hồ sơ cho vay, thực hiện quy trình, tổ chức giải ngân, kiểm tra sau cho vay, thu nợ gốc, thu lãi, thông báo nợ đến hạn, chuyển nợ quá hạn, xử lý vi phạm, hạch toán kế toán, lưu trữ hồ sơchế độ báo cáo thống kê theo nội dung văn bản Hướng dẫn số 6199A/HD-NHCS ngày 06/11/2021 của NHCSXH Việt Nam.

Nguyễn Bình