Ban hành Quyết định số 3388/QĐ-UBND ngày 01/11/2022 của UBND tỉnh về kế hoạch tập huấn cho cán bộ các cấp và tuyên truyền Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2022-2025.
02/12/2022 - 09:46 | Tin tức, sự kiện trong tỉnh
* Về mục
tiêu chung: Nâng cao nhận thức,
kiến thức, trình độ chuyên môn, năng lực - kỹ năng quản lý, điều hành và thực
thi cho cán bộ xây dựng nông thôn mới ở các cấp và cán bộ trong hệ thống chính
trị, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực để triển khai hiệu quả Chương
trình MTQG xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2022 - 2025.
* Về mục tiêu cụ thể đến năm
2025: 100% cán bộ chuyên
trách xây dựng nông thôn mới các cấp, ít nhất 80% cán bộ trong hệ thống chính
trị ở cơ sở tham gia chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng nông thôn mới được bồi dưỡng,
tập huấn kiến thức xây dựng nông thôn mới. 100% người dân trên địa bàn các xã xây dựng nông thôn mới được tuyên
truyền về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về Chương
trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025
* Về đối tượng tập huấn, bồi
dưỡng:
- Nhóm thứ nhất là nhóm cán bộ xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh, cấp huyện, gồm:
Cán
bộ xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh (gọi chung là cấp tỉnh), bao gồm: thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình MTQG cấp tỉnh; cán bộ của các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể cấp tỉnh được giao
nhiệm vụ thực hiện các nội dung của Chương trình MTQG
xây dựng nông thôn mới; cán bộ Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh. Cán bộ ở cấp huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện), bao gồm: thành viên Ban
Chỉ đạo thực hiện các Chương
trình MTQG cấp huyện; trưởng, phó các phòng, ban, ngành đoàn thể; cán bộ Văn
phòng Điều phối MTQG xây dựng nông thôn mới cấp huyện.
-
Nhóm thứ hai là nhóm cán bộ
xây dựng nông thôn mới ở cấp xã, thôn, ấp, gồm: Thành viên
Ban Chỉ đạo các Chương trình
MTQG
cấp xã. Cán bộ, công chức xã chuyên
trách về nông thôn mới; cán bộ Đảng, đoàn thể xã; cán bộ được cấp trên tăng
cường về xã; cán bộ nguồn trong diện quy hoạch của xã. Bí thư chi bộ, trưởng
thôn, ấp. Thành viên Ban phát triển
xây dựng nông thôn mới cấp thôn,
ấp. Cán
bộ hợp tác xã; tổ trưởng các tổ hợp tác; chủ trang trại; nông dân tiêu biểu
nòng cốt trên địa bàn xã.
* Về Nội dung tập huấn, bồi dưỡng: Theo khung chương trình được ban hành, gồm có: 03 nhóm nội dung.
- Nhóm 1: Các nội dung cơ
bản về xây dựng nông thôn mới (NTM), có 06 chuyên đề:
+
Chuyên đề 1: Tổng quan Chương trình MTQG xây dựng NTM và các định hướng phát
triển nông thôn Việt Nam giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
+
Chuyên đề 2: Cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM
giai đoạn 2021-2025.
+
Chuyên đề 3: Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM các cấp
và việc đánh giá, công nhận và thu hồi NTM giai đoạn 2021-2025.
+
Chuyên đề 4: Các vấn đề về xây dựng NTM cấp thôn, ấp.
+
Chuyên đề 5: Quy hoạch và đầu tư, xây dựng, sử dụng hạ tầng NTM.
+
Chuyên đề 6: Phát huy vai trò Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong
xây dựng NTM.
-
Nhóm 2: Các nội dung trọng tâm của
xây dựng nông thôn mới: có 9 chuyên đề.
+
Chuyên đề 1: Phát triển sản phẩm OCOP và các sản phẩm chủ lực của địa phương:
+
Chuyên đề 2: Xây dựng cảnh quan và bảo vệ môi trường nông thôn.
+
Chuyên đề 3: Chuyển đổi số trong xây dựng NTM.
+
Chuyên đề 4: Phát triển nông nghiệp sinh thái gắn với kinh tế
tuần hoàn và an toàn thực phẩm.
+ Chuyên đề 5: Phát triển du lịch
nông thôn trong xây dựng NTM.
+
Chuyên đề 6: Nâng cao chất lượng đời sống văn hoá nông thôn, bảo tồn các giá trị
văn hoá truyền thống.
+ Chuyên đề 7: Xây dựng NTM gắn với
quá trình đô thị hóa.
+ Chuyên đề 8: Phát triển các hình
thức liên kết theo chuỗi giá trị nông sản.
+ Chuyên đề 9: Giữ gìn an ninh trật
tự và cuộc sống bình yên cho nông thôn.
- Nhóm 3:
Nghiệp vụ, kỹ năng xây dựng nông thôn mới: có 4 chuyên đề.
+
Chuyên đề 1: Thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.
+
Chuyên đề 2: Vai trò và phẩm chất cần thiết của người dân trong xây dựng NTM.
+
Chuyên đề 3: Công tác theo dõi - đánh giá và chuẩn bị báo cáo về xây dựng NTM
có sự tham gia của người dân.
+ Chuyên đề 4: Kỹ năng lãnh đạo cộng đồng.
* Về thời gian,
hình thức tập huấn, bồi dưỡng:
- Thời gian tập huấn: Số lượng học viên/khóa và
thời gian tập huấn, bồi dưỡng tối đa tùy theo nhu cầu thực tế để xác định số
lượng và thời gian tập huấn phù hợp với nội dung theo từng năm.
- Hình thức tập huấn: Tổ chức tập trung theo lớp
cho tất cả các nhóm đối tượng: Về các kiến thức chung của Chương trình, một số
vấn đề trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới bao gồm các chuyên đề thuộc Nhóm
1, 2,3 của nội dung tập huấn. Tổ chức các khóa tập huấn chuyên đề cho cán bộ
chuyên trách xây dựng nông thôn mới cấp huyện, thành viên Ban Quản lý cấp xã,
thôn, ấp có liên quan: Về các kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản trong xây dựng nông
thôn mới thuộc Nhóm 3 của nội dung tập huấn. Tổ chức tập huấn cho cán bộ xây
dựng nông thôn mới cấp xã và thôn, ấp (trong đó, có cán bộ thuộc các tổ chức chính
trị - xã hội cơ sở): Về kỹ năng phát triển cộng đồng thuộc Nhóm 3 của nội dung
tập huấn. Căn cứ Kế hoạch triển khai Chương trình hàng năm của tỉnh, nội dung
tập huấn sẽ bổ sung thêm chuyên đề trong các khóa tập huấn phù hợp với nhu cầu
thực tế.
* Về kinh phí thực
hiện:
Kinh phí thực hiện tập huấn cán bộ
các cấp và tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2022 - 2025 được bố trí hàng năm từ nguồn vốn ngân sách tỉnh để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
* Về tổ chức thực
hiện:
-
Giao Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn (Văn phòng Điều phối
nông thôn mới): Chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành
đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực
hiện các nội dung sau: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch
hàng năm để tập huấn cho cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp trên
địa bàn tỉnh,
trình UBND tỉnh phê duyệt thực hiện.
Mời các chuyên gia, giảng viên có kinh nghiệm, tổ chức các lớp tập huấn cán bộ
xây dựng nông thôn mới cho cán bộ phụ trách chương trình các cấp. Biên soạn, in ấn tờ rơi, cẩm nang và lắp đặt các Pano, áp phích tuyên truyền về Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch về UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh theo quy định.
- Giao
Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn và các cơ quan có liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí để
thực hiện Kế hoạch hàng năm theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và
các văn bản hướng dẫn có liên quan, đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối ngân
sách nhà nước và phân cấp ngân sách hiện hành.
-
Giao Các Sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh: Phối hợp với Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai thực hiện đạt hiệu quả
theo kế hoạch đề ra.
- Giao UBND các huyện, thị xã, thành phố: Tăng cường
công tác chỉ đạo ở cơ sở; kịp thời phát hiện những nhân tố mới, cách làm hay để
đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm đạt hiệu quả cao trong xây dựng nông thôn mới
ở địa phương.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổ
chức kế hoạch
đạt hiệu quả cao.
Bố trí thêm nguồn ngân sách của địa phương để tổ chức tập
huấn cho các đối tượng ưu tiên tại các địa phương./.
HTN (tổng hợp)