BÀ RỊA – VŨNG TÀU TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN GẶP GỠ CÁC NHÓM NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ TRONG NƯỚC
22/09/2021 - 07:59 | Xúc tiến thương mại
Dịch
bệnh Covid-19 ở các tỉnh lân cận như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình
Dương, Bình Thuận, cũng như trên địa bàn tỉnh tuy đang dần được kiểm soát nhưng
vẫn còn diễn biến rất phức tạp và tiếp tục ảnh hưởng mạnh đến mọi mặt đời sống
kinh tế - xã hội của tỉnh. Do đó, dự báo tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh sẽ
tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, như: hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp chưa thể khôi phục lại hoàn toàn và gặp nhiều khó khăn, do phải
tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, chi phí sản xuất tăng cao,
thiếu nguyên vật liệu, thiếu hụt lao động, sụt giảm thị trường xuất khẩu;…;
tiến độ đầu tư các công trình đầu tư của nhà nước và doanh nghiệp bị đình trệ;
các hoạt động y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao phải thay đổi, điều chỉnh; đời
sống của người dân bị ảnh hưởng;…
Nhằm tháo gỡ khó khăn, lắng nghe các ý kiến phản hồi và đề xuất của các Hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài ngước để thực hiện có hiệu quả chiến lược mở cửa, phục hồi kinh tế một cách bền vững. Trong 3 ngày 14, 15 và 17/9/2021, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã tổ chức hội nghị trực tuyến gặp gỡ các nhóm Nhà đầu tư gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu, Đài Loan và trong nước.
Đại
diện các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc và các hiệp hội doanh nghiệp đề nghi để
mở cửa lại kinh tế, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cần nhanh chóng tiêm vaccine cho
người lao động. Cho rằng phương án sản xuất "3 tại chỗ" không thể kéo
dài, đại diện các doanh nghiệp đề nghị tỉnh cho người lao động đi làm bằng xe
máy theo phương án "1 cung đường, 2 điểm đến". Bên cạnh đó, Bà
Rịa-Vũng Tàu cần điều chỉnh lại thời hiệu của giấy xét nghiệm COVID-19 để
giảm bớt tốn kém kinh tế cho doanh nghiệp.
Các
doanh nghiệp cũng đề nghị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khi ban hành các văn bản cần
cho doanh nghiệp thời gian chuẩn bị; tháo gỡ các thủ tục gia hạn giấy phép lao
động, visa cho chuyên gia… Bởi những quy định trên không chỉ gây tổn thất về
kinh tế mà còn ảnh hưởng xấu đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp
Trước
các ý kiến của doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh
Bà Rịa Vũng Tàu tiếp thu và giải trình do tình hình dịch bệnh phức tạp nên
đã để xảy ra tình trạng văn bản gây khó cho doanh nghiệp. Hiện tỉnh đã thành
lập tổ công tác đặc biệt do Ông Nguyên Công Vinh, Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh làm tổ trưởng để tháo gỡ các vấn đề doanh nghiệp phản ánh.
Căn
cứ theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ
VII, nhiệm kỳ 2020-2025, với mục tiêu tập trung phát triển công nghiệp theo
chiều sâu; tạo điều kiện để phát triển mạnh công nghiệp vật liệu, công nghiệp
hóa chất, công nghiệp cơ khí chế tạo, chế biến gắn với công nghệ thông minh,
công nghệ điện tử, công nghiệp hỗ trợ; nâng cao tỷ lệ giá trị gia tăng, sức
cạnh tranh của một số sản phẩm lợi thế của tỉnh; nâng tỷ trọng giá trị sản phẩm
công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp.
Để
thực hiện tốt “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch và vừa phát triển kinh tế -
xã hội trong thời gian tới, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang thực hiện
một số giải pháp chủ yếu như sau:
1. Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Kế
hoạch phục hồi kinh tế - xã hội trong điều kiện phòng chống dịch bệnh Covid-19
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, với mục đích là từng bước khôi phục
các hoạt động kinh tế - xã hội, phục hồi sản xuất kinh doanh và các hoạt động
xã hội khác trong điều kiện đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh. Đảm bảo an
sinh xã hội cho mọi người dân và đảm bảo việc làm cho người lao động trên địa
bàn tỉnh.
2.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tiếp tục tổ chức Hội nghị trực
tuyến gặp gỡ các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong nước về mục tiêu kế hoạch kiểm
soát dịch bệnh và lắng nghe, trao đổi, định hướng phát triển kinh tế trong thời
gian tời; đồng thời đề ra các giải pháp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh
trong bối cảnh dịch Covid – 19.
3.
Từng bước nới lỏng biện pháp giãn cách trên cơ sở tiêm vắc xin và xét nhiệm
Covid -19; thực hiện phương châm: Lao động an toàn - Hành trình an toàn
- Doanh nghiệp an toàn”; tiến tới gỡ bỏ “3 tại chỗ”, “1 cung đường
- 2 điểm đến” đối với vùng xanh: (i) Các cơ sở sản xuất sử dụng 100% lao
động là người dân đang sinh sống trên địa bàn của một huyện thì người lao động
được sử dụng phương tiện cá nhân đi từ nơi ở đến nơi làm việc (Có giấy xác nhận
của chủ doanh nghiệp). (ii) Các cơ sở sản xuất có sử dụng lao động cả trong và
ngoài địa bàn huyện đang thực hiện phương án “3 tại chỗ” hơn 14 ngày thì chỉ
người lao động là người dân đang sinh sống trên địa bàn huyện được sử dụng
phương tiện cá nhân đi từ nơi ở đến nơi làm việc (Có giấy xác nhận của chủ
doanh nghiệp). Đồng thời yêu cầu Chủ doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm các
biện pháp phòng, chống dịch trong doanh nghiệp và xét nghiệm Covid-19 cho người
lao động định kỳ 05 ngày/lần.
Đối với vùng vàng, cam, đỏ: tiếp tục áp dụng phương án “3 tại chỗ”, “1 cung
đường - 2 điểm đến” như hiện nay.
4.
Về hoạt động sản xuất:
-
Các cơ sở sản xuất tiếp tục tổ chức các hoạt động sản xuất như hiện nay. Từ
ngày 15/9 đến ngày 30/10/2021 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thực hiện theo
các phương án sau
+
Các cơ sở sản xuất sử dụng 100% lao động là người dân đang sinh sống trên địa
bàn của một huyện thì người lao động được sử dụng phương tiện cá nhân đi từ nơi
ở đến nơi làm việc (có giấy xác nhận của chủ doanh nghiệp).
+
Các cơ sở sản xuất có sử dụng lao động cả trong và ngoài địa bàn huyện đang
thực hiện phương án “3 tại chỗ” hơn 14 ngày thì chỉ người lao động là người dân
đang sinh sống trên địa bàn huyện được sử dụng phương tiện cá nhân đi từ nơi ở
đến nơi làm việc (có giấy xác nhận của chủ doanh nghiệp).
+
Chủ doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch trong
doanh nghiệp và xét nghiệm Covid-19 cho người lao động định kỳ 05 ngày/lần (kết
quả xét nghiệm gửi online về Phòng kinh tế hạ tầng thuộc UBND cấp huyện để kiểm
tra, giám sát phòng chống dịch)
+
Điều kiện bắt buộc là doanh nghiệp và cá nhân phải đăng ký lịch trình di chuyển
của từng người lao động, thể hiện cụ thể cung đường di chuyển từ nơi cư trú đến
nơi làm việc và ngược lại, được UBND xã, thị trấn xác nhận; người lao động phải
cam kết chỉ di chuyển từ nơi ở đến nơi làm việc theo đúng lịch trình đã đăng ký
(không dừng, đỗ dọc đường). Doanh nghiệp và người lao động phải hoàn toàn chịu
trách nhiệm thực hiện đúng cung đường và lịch trình di chuyển.
5.
Triển khai các phương án, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông chuỗi cung
ứng hàng hóa, trang thiết bị, nguyên vật liệu, chuyên gia, người lao động giữa
các tỉnh thành phố theo quy định của Chính phủ hoặc sự thống nhất giữa tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu với các tỉnh, thành khác.
6.
Tiếp tục triển khai có hiệu quả, kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp, người lao động theo các chính sách của Chính phủ: giãn thời hạn nợ, hỗ
trợ vốn vay mới, giảm lãi suất; miễn, giảm thuế, các loại phí; giãn thời gian
nộp quỹ Bảo hiểm xã hội; hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động tạm dừng việc,
nghỉ việc; giảm giá điện, nước, viễn thông,…(Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09
tháng 9 năm 2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh
doanh trong bối cảnh dịch Covid-19. Sở Công Thương đề xuất các nhiệm vụ, giải
pháp, chính sách)
7.
Không ban hành những qui định riêng có tính ràng buộc cao hơn qui định của
Chính phủ về phòng chống dịch. Thành lập Tổ công tác đặc biệt để hỗ trợ doanh
nghiệp. Đảm bảo tiếp tục hỗ trợ và khôi phục các dịch vụ phục vụ cho hoạt động
kinh tế. Đồng hành cùng doanh nghiệp đề xuất với Chính phủ tháo gỡ khó khăn
vướng mắc của doanh nghiệp tại địa phương.
8. Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ hành chính ở mức độ 3, 4 nhằm đảm bảo việc giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp được thông suốt nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi, thông thoáng tối đa trong khuôn khổ pháp luật cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn./.
Kim Khánh