Bà Rịa – Vũng Tàu: Tình hình xây dựng, phát triển và quảng bá nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc sản giai đoạn 2014-2020 và định hướng giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
21/03/2023 - 14:54 | Tin tức, sự kiện trong tỉnh
Công tác xây dựng, phát triển và
quảng bá nhãn hiệu, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông nghiệp
luôn được Trung ương và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực
hiện. Việc xây dựng, bảo hộ và phát triển thương hiệu cho các mặt hàng nông sản
luôn mang lại rất nhiều lợi ích, không chỉ mang lại giá trị kinh tế to lớn cho
người nông dân sản xuất mà còn đảm bảo an sinh xã hội, an ninh lương thực và
trật tự an toàn xã hội, môi trường; tạo dựng uy tín cho sản phẩm và biểu tượng
tốt đẹp của địa phương, tiếp cận và mở rộng thị trường, thúc đẩy việc tiêu thụ
hàng hoá và là “vũ khí sắc bén” trong cạnh tranh trên thị trường. Khi sản phẩm
nông sản được xây dựng thương hiệu, giá trị hàng hóa thường cao gấp 2-3 lần so
với sản phẩm chưa có thương hiệu.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng,
phát triển và quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp, Ngành Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu UBND tỉnh, HĐND tỉnh, Tỉnh uỷ ban
hành các quy hoạch, đề án, kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung
và các ngành hàng trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng và xây dựng, phát triển,
quảng bá thương hiệu, như: Quyết định số
2929/QĐ-UBND ngày 26/10/2016 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án Tái cơ cấu
ngành nông nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 3798/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 ngày
28/12/2018 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp tỉnh
Bà Rịa -Vũng Tàu đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 731/QĐ-UBND ngày 27/3/2019 của UBND tỉnh ban hành
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu
giai đoạn 2019-2020; Đề án số 04-ĐA/TU ngày 28/7/2017 của Tỉnh uỷ về phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 và Quyết định số 712/QĐ-UBND ngày 14/3/2018
của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU
của Tỉnh uỷ; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương
trình Mỗi xã một sản phẩm (O.COP),… Đồng thời Ngành Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu trình UBND tỉnh ban
hành Quyết định số 2025/QĐ-UBND ngày 23/9/2014 phê duyệt Đề án xây dựng, phát
triển và quảng bá thương hiệu đối với các sản phẩm, hàng hóa đặc sản của tình
Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2014-2020.
Bên cạnh đó, Ngành Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đã tham mưu trình UBND tỉnh ban hành: Quyết định số
2468/QĐ-UBND ngày 20/8/2020 của UBND tỉnh về ban hành danh mục gồm 26 sản phẩm
nông nghiệp chủ lực thuộc các lĩnh vực: trồng trọt (15 sản phẩm), chăn nuôi (5
sản phẩm), diêm nghiệp (01 sản phẩm muối), thuỷ sản (04 sản phẩm); Quyết định
số 1147/QĐ-UBND ngày 08/5/2019 của UBND tỉnh phê duyệt một số ngành hàng, sản
phẩm quan trọng trên địa bàn tỉnh cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ trong liên
kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và Quyết định số 2811/QĐ-UBND ngày 12/9/2022
sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1147/QĐ-UBND ngày 08/5/2019; Nghị Quyết số
21/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của HĐND tỉnh ban hành Chính sách khuyến khích
phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư trình HĐND
tỉnh ban hành Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 về chính sách tín
dụng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,…
Sau
khi triển khai đã đạt được một số Kết quả như sau:
Đến
nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã xác lập quyền Nhãn hiệu Tập thể cho 02 sản phẩm: Nhãn xuồng
cơm vàng Bà Rịa - Vũng Tàu, Mãng cầu ta Bà Rịa - Vũng Tàu; xác lập quyền Nhãn hiệu
Chứng nhận cho 08 sản phẩm: Muối Bà Rịa, Hồ tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu, Bún Long
Kiên - Bà Rịa, Hàu Long Sơn - Vũng Tàu, Bánh tráng An Ngãi, Thanh Long Xuyên
Mộc, Chả cá Phước Hải, Bưởi da xanh Sông Xoài; xác lập quyền Chỉ dẫn địa lý cho
04 sản phẩm: Hồ tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu, Nhãn xuồng cơm vàng Bà Rịa - Vũng Tàu,
Mãng cầu ta Bà Rịa - Vũng Tàu, Muối Bà Rịa. Đồng thời, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu đã quyết định công nhận 06 nghề truyền thống của Tỉnh gồm: Bún Long Kiên,
Rượu Hòa Long, Bánh hỏi An Nhứt, Muối Long Điền, Bánh tráng An Ngãi, Sò ốc mỹ
nghệ thành phố Vũng Tàu và quyết định công nhận 01 Làng nghề truyền thống bánh
tráng An Ngãi (huyện Long Điền), tạo cơ sở để tiếp tục xây dựng, phát triển
thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp đặc sản, chủ lực của tỉnh.
Ngành Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã xây dựng các Quy chế quản
lý và sử dụng Nhãn hiệu Chứng nhận, Nhãn hiệu Tập thể, Chỉ dẫn địa lý cho sản
phẩm “muối, mãng cầu ta, nhãn xuồng cơm vàng, hồ tiêu, bún, bánh tráng, hàu,
thanh long, chả cá, bưởi da xanh” và đã cấp quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận
cho các cơ sở, doanh nghiệp đối với một số nông sản đặc sản, chủ lực như: Nhãn
xuồng cơm vàng Bà Rịa - Vũng Tàu (đã trao quyền sử dụng và khai thác cho Hợp
tác xã Nhân Tâm, huyện Xuyên Mộc), Muối Bà Rịa (đã cấp quyền sử dụng Nhãn hiệu
Chứng nhận muối Bà Rịa cho cơ sở sản xuất muối Nguyễn Văn Phúc - Thôn 8, xã
Long Sơn, thành phố Vũng Tàu và Doanh nghiệp tư nhân Lê Bên - tổ 6, ấp An
Thạnh, xã An Ngãi, huyện Long Điền), Hồ tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu (ủy quyền cho
Hội hồ tiêu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý, khai thác Nhãn hiệu Chứng nhận);
Xây dựng và tổ chức áp dụng mô hình quản lý, khai thác nhãn hiệu tập thể, nhãn
hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý; xây dựng hệ thống văn bản làm cơ sở cho công
tác quản lý; xây dựng và vận hành quy trình, quy định, tiêu chuẩn; Tổ chức đào
tạo, tập huấn về mô hình quản lý, các công cụ quản lý; Tổ chức Lễ công bố quyết
định của Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học và công nghệ) về cấp giấy Chứng
nhận đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý các sản phẩm “nhãn xuồng cơm vàng, mãng
cầu ta, muối, hồ tiêu, bún, bánh tráng, hàu, thanh long, chả cá, bưởi da xanh”
và công bố Quy chế quản lý và sử dụng Nhãn hiệu Chứng nhận, Nhãn hiệu Tập thể,
Chỉ dẫn địa lý của các sản phẩm; đồng thời, tuyên truyền, phổ biến trên Bản tin
Nông nghiệp và Thị trường, website của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
và trên báo đài, các phương tiện truyền thông của tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho các cá nhân, tổ chức, tổ hợp tác, Hợp tác xã, người dân được biết và
đăng ký sử dụng một cách có hiệu quả, góp phần phát triển sản xuất và kinh
doanh, qua đó tạo ra thương hiệu mạnh trên thị trường, tạo nên ưu thế cạnh
tranh và phát triển bền vững trong xu thế Hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá.
Trong những năm gần
đây, được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức triển khai
nhiều chương trình xúc tiến thương mại giúp doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, Hợp
tác xã trong tỉnh quảng bá sản phẩm, nhãn hiệu thương hiệu hàng hóa, mở rộng sản
xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị sản
phẩm, từng bước khẳng định giá trị và thương hiệu các mặt hàng nông sản của
tỉnh (như nhãn xuồng cơm vàng, Bưởi da xanh, Mãng cầu ta, hồ tiêu, Thanh long, muối,
bánh tráng, Măng cụt,…). Đã xây dựng và sử dụng phần mềm kết nối cung cầu: Mở rộng mối liên kết
cung cấp sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đến với các tỉnh/thành trên cả nước. Các
trang trại, Hợp tác xã, nông dân, doanh nghiệp đăng các thông tin về nhu cầu
mua bán sản phẩm để mọi người biết đến và trao đổi giao dịch mua bán sản phẩm.
Địa chỉ phần mềm:
ketnoinonglamthuysan-sonnptnt.baria-vungtau.gov.vn. Phối hợp với Nhà in tiến hành xuất bản
Bản tin nông nghiệp & Thị trường cung cấp cho các cán bộ công chức viên
chức, công tác viên và người dân trên địa bàn tỉnh, làm cầu
nối giữa ngành nông nghiệp với người sản xuất, doanh nghiệp và nhà khoa học góp
phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, vững chắc. Thực hiện chương trình nông nghiệp sạch cho người
Việt Nam, cho thế giới: Đã phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1) quay
phim quảng bá 41 sản phẩm nông lâm thủy sản đặc trưng, thế mạnh của tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu. Các sản phẩm được quay sẽ phát trên đài VTV1, nhằm mục đích giới
thiệu đến tất cả mọi người trên toàn quốc cũng như thế giới biết đến sản phẩm
nông nghiệp chủ lực, đặc sản của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là cơ hội để mở rộng
thị trường tiêu thụ, tìm kiếm đối tác cũng như quảng bá hình ảnh tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu đến mọi người. Các sản phẩm đã được quay: thủy hải sản các loại, trái
cây các loại, nước mắm, mắm các loại, trứng cút, heo, gà, vịt đẻ trứng, ca cao,
yến sào, mật ong, cây đinh lăng, chuối, thịt ghẹ, muối, rau, tiêu,... Tổ chức quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản thông qua các
hội nghị trong tỉnh. Tổ chức
Tập huấn về sở hữu trí tuệ cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông thủy sản. Triển khai các mô hình khuyến nông và áp
dụng các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao giá
trị và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm được bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn
hiệu chứng nhận. Qua đó góp phần vào công cuộc
xây dựng nông thôn mới, chủ trương tái cơ
cấu ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Các sản phẩm sau khi được bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu và
chỉ dẫn địa lý đã phát huy tốt tiềm năng, lợi thế và tạo dựng được thương hiệu
uy tín và được người tiêu dùng tin dùng. Điển hình như Nhãn xuồng cơm vàng Bà
Rịa – Vũng Tàu sau khi được cấp quyền sử dụng và khai thác Nhãn hiệu tập thể
Nhãn xuồng cơm vàng, Hợp tác xã Nhân Tâm đã củng cố chất lượng sản phẩm bằng
cách ứng dụng quy trình GAP vào sản xuất, Hợp tác xã cho ra mắt sản phẩm Nhãn
xuồng cơm vàng với bao bì, nhãn mác bắt mắt hơn và đã được Saigon Co-op đánh
giá cao, không dừng ở đó, Hợp tác xã tiếp tục mở rộng thêm thị trường ở các hệ
thống Siêu thị như: Metro cash & carry, Maximark… và hầu hết các hệ thống
Siêu thi trên đều chấp nhận. Nhãn xuồng cơm vàng do Hợp tác xã Nhân Tâm sản
xuất và cung cấp đã bước sang môt trang mới trong thời kỳ hội nhập. Nhờ đó, loại trái cây
này đã dần dần chiếm được thị phần trong các siêu thị lớn; mặc dù trong siêu
thị giá nhãn xuồng cơm vàng trồng ở Bà Rịa – Vũng Tàu luôn cao hơn giá nhãn
xuồng cơm vàng trồng ở các tỉnh khác (từ 5.000 – 7.000 đồng/kg) nhưng khách
hàng vẫn “ghiền” nhãn xuồng cơm vàng Bà Rịa – Vũng Tàu hơn. Nhãn xuồng cơm
vàng Bà Rịa – Vũng Tàu đã nổi tiếng tại các nước trong khu vực, đặc biệt là
Thái Lan. Người trồng nhãn xuồng cơm vàng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã thực sự phấn
khởi vì Nhãn xuồng cơm vàng đã có thương hiệu tốt, uy tín như: Tháng 12/2012, giống nhãn xuồng cơm vàng Bà Rịa-Vũng
Tàu được chính thức xác lập và công nhận là một trong 50 loại trái cây đặc sản
nổi tiếng Việt Nam; Tháng 04/2013 - Được nhận “Chứng nhận Sản Phẩm Tin
Cậy” của người tiêu dùng bình chọn - Do Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam tổ
chức; Tháng 11/2013 - Được
nhận “Chứng nhận VietGAP” do Công Ty Cổ Phần Giám Định và Khử Trùng
FCC cấp; Tháng 01/2014 - Được
nhận “Biểu Tượng Thương Hiệu Dịch Vụ Uy Tín Vì Người Việt” do Câu lạc bộ Doanh Nhân
Tiền Phong Việt Nam trao tặng;
Tháng 05/2014 - Được nhận “Tôn Vinh Sản Phẩm Nông Nghiệp Tiêu Biểu năm
2013” do Trung ương Hội
Nông dân Việt Nam tổ chức và trao tặng. Ngoài ra, trong năm 2014 Hợp tác xã còn
liên tục nhận hồ sơ mời tham gia một số chương trình truyền thông khác, nhằm
phát triển thương hiệu như: Thương hiệu Việt Nam Tin Dùng năm 2014, do Trung ương Hội Tiêu chuẩn
và Bảo vệ Người tiêu
dùng Việt Nam tổ chức; Thương Hiệu – Nhãn Hiệu nổi tiếng – Năm 2014 do Viện Sở
hữu Trí tuệ Việt Nam tổ
chức. Trong thời gian tới Nhãn xuồng cơm vàng sẽ từng bước thâm nhập vào các siêu
thị, trung tâm bán lẻ hiện đại để tăng giá trị và sản lượng tiêu thụ.
Nhìn chung, sản lượng,
giá bán của các sản phẩm nông sản của tỉnh sau khi được bảo hộ đều cao hơn so với
các sản phẩm cùng loại của các tỉnh: Mặc dù hiện nay, giá hồ tiêu đang có xu hướng
giảm mạnh, tuy nhiên Hồ tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu luôn cao hơn hồ tiêu các tỉnh
khác ít nhất 2.000 đ/kg (tương đương 2 triệu đồng/tấn), với sản lượng sản xuất
đạt khoảng 53.000 tấn, giá trị gia tăng do thương hiệu mang lại vào khoảng 106
tỷ đồng (trong vòng 3 năm); tương tự, nhãn xuồng cơm vàng và mãng cầu ta của tỉnh
luôn cao hơn các tỉnh khác từ 3.000 đ/kg – 5.000 đ/kg, mang lại giá trị gia
tăng từ 78 - 130 tỷ đồng trong vòng 5-8 năm (đối với cả 2 loại trái cây đặc sản
của tỉnh), mặc dù quy mô và sản lượng sản xuất của tỉnh là không nhiều. Trường
hợp sản phẩm muối Bà Rịa, mặc dù giá trị gia tăng trên 1 đơn vị sản lượng là
không cao (200 đ/kg, tương đương 200.000 đ/tấn), tuy nhiên, cũng mang lại giá
trị gia tăng là 56 tỷ đồng trong vòng 4 năm… Qua đó cho thấy, vai trò và ý
nghĩa hết sức quan trọng của thương hiệu trong việc tạo dựng giá trị gia tăng
cho sản phẩm hàng hoá nói chung và nông sản nói riêng. Về lợi ích xã hội, đã tạo thêm nhiều việc làm, đời sống
người nông dân sản xuất ngày càng được nâng cao, góp phần giữ gìn trật tự, an
toàn xã hội ở nông thôn. Về môi trường, trong quá trình sản xuất, các sản phẩm xây
dựng thương hiệu tuân thủ chặt chẽ các quy định về quy trình sản xuất, không
gây ô nhiễm hay nguy hại cho môi trường.
Một số
khó khăn, tồn tại trong quá trình thực hiện:
Tuy nhiên, công tác xây dựng và phát triển thương hiệu đã và
đang đặt ra vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và công tác
quản lý Nhà nước trong việc bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho nông sản, đặc
sản Việt Nam nói chung và đối với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng, nhất là
trên thị trường quốc tế.
Nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam đã bị các tổ chức, cá nhân nước ngoài xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ, nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài và Tổ chức
Bảo hộ trí tuệ thế giới (WIPO). Chẳng hạn như trường hợp nhãn hiệu Trung Nguyên
đã bị phía Rice Field nhanh chân nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ và WIPO. Sau
2 năm ròng rã thương thảo, Trung Nguyên mới đòi lại được quyền bảo hộ sở hữu
trí tuệ tại Mỹ, đã tiêu tốn của Trung Nguyên hàng trăm nghìn đô la (USD). Hay mới
đây là sản phẩm gạo ST24, ST25 bị một doanh nghiệp tại Australia, nộp đơn đăng
ký nhãn hiệu kèm nội dung là "gạo, gạo ngon nhất thế giới",… Để có thể xây dựng thương hiệu trở thành thương hiệu mạnh, sản phẩm phải thỏa
mãn các điều kiện: Đạt được một khối lượng đủ lớn và ổn định, đảm bảo chất lượng
đồng đều, ổn định theo yêu cầu thị trường của người mua, đảm bảo các tiêu chuẩn
vệ sinh an toàn thực phẩm; giá bán mang tính cạnh tranh trên thị trường trong
nước và ngoài nước; tổ chức kênh phân phối phải đảm bảo lợi ích hài hòa, hợp lý
của tất cả các bên tham gia vào chuỗi giá trị hàng hóa. Để thực hiện được
vấn đề nêu trên, cần sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế hiện nay như: Sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ, năng lực hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế, sự liên kết
giữa chính quyền, người dân, và doanh nghiệp chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng
các sản phẩm nông sản phát triển một cách tự phát, không theo quy hoạch, làm ảnh
hưởng tới số lượng và chất lượng sản phẩm nông sản; Do thói quen kinh doanh và thị hiếu khách hàng (mua tại chỗ, làm thủ công…)
nên một số cơ sở vẫn chưa chú trọng đến nhãn hàng hóa, bao bì sản phẩm. Do đó,
việc cấp quyền sử dụng nhãn hiệu còn hạn chế; Kinh phí để
thực hiện quảng bá, phát triển thương hiệu là rất lớn, trong khi các sản phẩm
nông sản đặc sản là sản phẩm chung, đặc sản vùng miền, rất khó để từng hộ cá
nhân riêng lẽ hoặc một công ty, doanh nghiệp có thể xây dựng, phát triển thương
hiệu do đó rất cần sự quan tâm, hỗ trợ từ phía nhà nước; Xây dựng và phát triển thương hiệu là một quá trình lâu dài, đòi hỏi nỗ
lực của các bên liên quan tham gia chuỗi giá trị ngành hàng để đáp ứng ngày một
tốt hơn nhu cầu thị trường; Các mô hình tổ chức sản
xuất, quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ (sau khi được xác lập
quyền) chưa thực sự hiệu quả; chưa thực sự phát huy hết vai trò của các tổ chức
tập thể như hội nông dân, hội hồ tiêu, các hiệp hội ngành hàng, các hợp tác xã
trong tổ chức sản xuất, quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ.
Ở Trung ương, chưa có các quy định chi tiết về quản lý đối
với đối tượng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể. Sự phối
hợp giữa 03 Bộ chức năng: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Công Thương chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên.
Ở cấp độ địa phương, các tỉnh, thành phố chưa thực hiện tốt
công tác khảo sát xác định nhu cầu của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
Do đó, hoạt động lựa chọn sản phẩm đăng ký chưa phù hợp với thực tiễn sản xuất và
nhu cầu của thị trường. Việc bảo hộ sản phẩm không phải là sản phẩm tiêu dùng
cuối cùng, giá trị gia tăng thấp. Bên cạnh đó là lựa chọn sai hình thức bảo hộ;
quy mô sản xuất nhỏ; tập trung chính vào khâu đăng ký. Sau bảo hộ, gặp khó khăn
trong quảng bá và tiếp cận thị trường tiêu thụ lớn và nâng cao giá trị sản
phẩm.
Đặc biệt, trong bối cảnh xuất khẩu nông lâm thủy sản của
Việt Nam ngày càng được đẩy mạnh, việc cần thiết đó là có thêm các thành tố
tham gia cùng người nông dân, cùng doanh nghiệp trong bảo hộ sở hữu trí tuệ của
Việt Nam ra trường quốc tế. Để khi bất cứ một tranh chấp quốc tế nào xảy ra thì
đây sẽ là các thiết chế đại diện cho người nông dân, hợp tác xã. Bên cạnh đó,
việc chuẩn bị một năng lực pháp lý căn cơ nhằm giảm thiểu rủi ro xung đột về
mặt thương mại.
Phương hướng
thời gian tới (giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến 2030):
Trong khuôn khổ Hội nghị Tổng kết công tác năm 2021 và triển
khai nhiệm vụ năm 2022 của Bộ Khoa học Công nghệ, đại diện Lãnh đạo của 03 Bộ:
Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương đã ký
thỏa thuận hợp tác về “Kế hoạch phối hợp hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa
lý cho sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn
2022-2025”. Bên cạnh đó, sẽ xây dựng 01 Hướng dẫn để giúp doanh nghiệp nắm bắt
rõ quy trình, thủ tục đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu/thương hiệu ở thị trường
trong nước cũng như thị trường quốc tế.
Đối với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với cơ quan chủ trì là Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu
xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược Sở
hữu trí tuệ đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm
2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày
24/12/2020, theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 5976/UBND-VP ngày
31/5/2021, cụ thể: Tổ chức lựa chọn các sản phẩm, hàng hóa đặc sản của tỉnh đã
được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để xây dựng kế hoạch mở rộng phát triển các sản
phẩm đặc thù của địa phương gắn với phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian
tới và các sản phẩm trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu (O.COP) để xây dựng, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, phù hợp yêu cầu thực tế
và thực tiễn sản xuất. Đồng thời, phối hợp với cơ quan chủ trì là Sở Công Thương tham mưu xây dựng, trình UBND tỉnh ban
hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch thực Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh
tiêu thụ nông sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2021-2025.
Đình Tú