Bà Rịa – Vũng Tàu: Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản lồng bè trong điều kiện thời tiết mùa mưa bão
31/05/2021 - 15:35 | Tin tức, sự kiện trong tỉnh
Trước tình hình diễn biến phức
tạp của thời tiết, mưa lớn kéo dài trên địa bàn tỉnh sẽ rửa trôi các tạp chất
trên bờ đổ xuống sông, suối, kéo theo áp lực của lượng nước mưa đối với các đập,
hồ chứa nước, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Công văn số
1702/SNN-CCTS ngày 25/5/2021 về việc tăng cường quản lý nuôi trồng thủy
sản lồng bè trong điều kiện thời tiết mùa mưa bão, Theo đó Sở Nông nghiệp và PTNT kính đề nghị các địa phương tuyên tuyền, hướng dẫn cho người dân nuôi trồng thủy sản lồng bè cần chú trọng
và có các biện pháp bảo vệ động vật nuôi:
Thực hiện thả nuôi thủy sản theo khung lịch mùa vụ do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Khuyến cáo người nuôi không nên thả giống khi điều kiện thời tiết diễn biến bất
lợi.
Các cơ sở NTTS trên sông (Chà Và, Sông
Mũi Giui, Sông Mỏ Nhát, Sông Dinh, Sông Cỏ May và các vùng lân cận) biết về quy
luật tự nhiên trong giai đoạn chuyển mùa với các nhiễu động, thay đổi bất
thường của hình thái thời tiết, khí hậu gây tác động mạnh và trực tiếp làm chất
lượng môi trường nguồn nước trên sông có thể bị ảnh hưởng để các cơ sở được
biết, chủ động có giải pháp phòng
ngừa, ứng phó trong hoạt động sản xuất;
Theo dõi thường xuyên thời tiết và các
thông tin dự báo hàng ngày để chủ động trong công tác sản xuất nuôi trồng thủy
sản.
Trong thời điểm chuyển mùa có thể xảy
ra mưa bão và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm
giông tố, lốc xoáy và gió giật mạnh. Do đó, các cơ sở cần tu sửa lồng bè, chằng
chống dây nháng chắc chắn, đảm bảo cho người làm việc trên bè và động vật thủy
sản nuôi
Các cơ sở cần thường
xuyên theo dõi môi trường nước, kiểm tra hoạt động của động vật nuôi, quan sát
để điều chỉnh lượng thức ăn vừa đủ, bổ sung các Vitamin, khoáng chất nhằm tăng
cường sức đề kháng cho động vật nuôi thủy sản.
Thực hiện các biện pháp
cải thiện điều kiện môi trường tốt nhất cho động vật nuôi như: San thưa cá nuôi
trong các lồng, tăng cường sục khí để nâng hàm lượng oxy
hòa tan, thường xuyên vệ sinh, thay lưới lồng nuôi để bảo đảm lưu thông dòng chảy trong và ngoài lồng nuôi.
Trong quá trình nuôi, khi
môi trường và động vật thủy sản nuôi có dấu hiệu bất thường, cơ sở nuôi cần báo
ngay cho các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương để có các biện pháp
và phương án xử lý kịp thời, tránh để xảy ra các thiệt hại không đáng có. Đối
với số cá yếu bị sốc do môi trường thay đổi đôt ngột và bị chết (không tận dụng
được), đề nghị các cơ sở cần thu gom, đưa vào bờ chôn lấp và xử lý theo qui
định, không vứt cá chết trên sông, gây ảnh hưởng đến các hộ nuôi thủy sản trên
sông làm ô nhiễm môi trường các vùng lân cận.
Thu hoạch động vật thủy
sản nuôi khi đã đạt kích cỡ thương phẩm để tránh thất thoát khi có mưa, bão xảy
ra.
Nguyễn Bình