Bà Rịa – Vũng Tàu: Phê duyệt Đề án Phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đến năm 2030

22/08/2024 - 13:55 | Văn bản quy phạm pháp luật

Với quan điểm là phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là định hướng quan trọng trong sử dụng hiệu quả tài nguyên, nâng cao giá trị gia tăng, bảo vệ môi trường, tạo việc làm và thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh, trách nhiệm và bền vững. Trong đó, công nghệ và đổi mới sáng tạo là công cụ nền tảng quan trọng trong nông nghiệp tuần hoàn, góp phần hiện thực hóa Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050.

Ngày 19 tháng 6 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 540/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn (KTTH) trong nông nghiệp đến năm 2030.

Theo đó, với mục tiêu chung là phát triểm kinh tế tuần hoàn (KTTH) trong nông nghiệp dựa trên cơ sở đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong nông nghiệp, gia tăng giá trị nông sản, tăng tỷ lệ phụ phẩm nông nghiệp được tái sử dụng, tái chế, bảo vệ môi trườn, tạo việc là, thúc đẩy quá trình chuyển đổi nông nghiệp xanh, phát thải thấp.

Mục tiêu cụ thể:

Đến năm 2030, đạt ít nhất 20% nhiệm vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp được nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao phục vụ phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp; tổn thất sau thu hoạch các mặt hàng nông lâm thủy sản chủ lực giảm 0,5% đến 1%/năm.

Riêng trong lĩnh vực trồng trọt: 50% phụ phẩm các mặt hàng chủ lực được xử lý và tái chế, tái sử dụng, trong đó 80% rơm rạ được áp dụng công nghệ thu gom và tái sử dụng; lĩnh vực chăn nuôi 60% hộ gia đình và 100% trang trại áp dụng các công nghệ và kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi và được tái sử dụng; lĩnh vực thủy sản: 50% bùn thải và 50% nước thải trong các trang trại nuôi trồng thủy sản được xử lý và tái sử dụng, 100% phụ phẩm của công nghiệp chế biến tôm và cá tra được áp dụng công nghệ xử lý và tái sử dụng; lĩnh vực lâm nghiệp: 50% lượng phụ phẩm trong khai thác, chế biến gỗ được sử dụng sản xuất từ nhiên liệu sinh học hoặc các sản phẩm từ gỗ như gỗ ván nhân tạo; xây dựng, hoàn thiện và đưa vào các quy trình quản lý, sử dụng chất thải và tái chế, tái sử dụng các phụ phẩm cho các mặt hàng chủ lực.

100% cán bộ khuyến nông, tổ khuyến nông cộng đồng được tập huấn, 80% trang trại và 50% hợp tác xã được tiếp cận các quy trình xử lý, tái chế chất thải, phụ phẩm đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực.

Các nhiệm vụ và giải pháp:

1. Nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, quy trình sản xuất tiên tiến phục vụ nông nghiệp tuần hoàn: Xây dựng, cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về các ứng dụng, giải pháp công nghệ thông tin, công nghệ số gắn với mô hình KTTH trong nông nghiệp; ưu tiên đầu tư nghiên cứu phát triển, tạo ra các công nghệ, quy trình khép kín theo chuỗi giá trị; xây dựng các chương trình, dự án phát triển khoa học công nghệ thúc đẩy KTTH đến năm 2030 để triển khai nghiên cứu ưu tiên cho các lĩnh vực nông nghiệp; tập trung nghiên cứu công nghệ liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế tuần hoàn như: Rải vụ, trái vụ, dễ bảo quản, vận chuyển, chế biến kinh doanh, tận dụng phụ phẩm trong nông nghiệp; ưu tiên xây dựng các chuỗi cung ứng lạnh hợp nhất kết nối hệ thống thông tin giữa các hoạt động Logistic trong chuỗ, tối ưu hóa thời gian và chi phí.

2. Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ phát triển nông nghiệp tuần hoàn: Công nghệ tái chế, tái sử dụng các phụ phẩm, chất thải từ sản xuất, chế biến các ngành lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm; chuyển giao, ứng dụng kỹ thuật và công nghệ tái chế chất thải thực phẩm như dùng nuôi ấu trùng ruồi lính đen để tạo ra các sản phẩm hữu ích như thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ; chuyển giao ứng dụng các kỹ thuật và công nghệ sản xuất bền vững, tiết kiệm vật tư đầu vào, giảm phát thải khí nhà kính và thân thiện với môi trường; chuyển giao ứng dụng các hệ thống sản xuất liên kết và tuần hoàn giữa các lĩnh vực nông- lâm- ngư.

3. Phát triển thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn: Xây dựng chương trình phát triển thị trường cho sản phẩm ứng dụng KTTH trong nông nghiệp. Tổ chức hoạt động quảng bá, XTTM cho các sản phẩm ứng dụng KTTH trong nông nghiệp; xây dựng chính sách vè thể chế hỗ trợ chứng nhận các sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn theo các tiêu chuẩn, chứng nhận quốc tế và trong nước phục vụ xuất khẩu; thực hiện liên kết tổ chức khoa học và công nghệ với doanh nghiệp để kết nối nghiên cứu với thương mại hóa.

4. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển KTTH trong nông nghiệp: Rà soát hiện trạng hệ thống văn bản QPPL; xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích nghiên cứu phát triển, làm chủ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất theo chu trình khép kín từ khâu bảo quản sau thu hoạch đến chế biến, thương mại.

5. Truyền thông nâng cao nhận thức và năng lực phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Xây dựng chương trình, kế hoạch truyền thông, nâng cao nhận thức cảu người dân về phát triển KTTH; xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo nâng cao nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ về KTTH trong nông nghiệp chuyển đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính sang KTTH; xây dựng các trang tin, website nhằm nâng cao hiểu quả quảng bá cho các sản phẩm của mô hình KTTH,…

Lài Nguyễn – Chi cục PTNT