Bà Rịa – Vũng Tàu: Nông nghiệp và thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất
06/04/2023 - 14:54 | Tin tức, sự kiện trong tỉnh
Phân
theo từng lĩnh vực, cụ thể như sau:
Về lĩnh vực trồng
trọt: Toàn tỉnh BRVT có 354 cơ
sở ứng dụng tiến bộ khoa học công
nghệ trong sản xuất trồng trọt;
tổng diện tích 2.583 ha, có
15 sản phẩm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ gồm (dưa lưới: 37 cơ sở, rau
các loại: 219 cơ sở, khoai mài: 1 cơ sở, nấm: 4 cơ sở, bưởi: 4 cơ sở, nhãn: 3
cơ sở, sầu riêng: 3 cơ sở, mít: 2 cơ sở, bơ: 3 cơ sở, chuối: 3 cơ sở, CAQ khác: 69 cơ sở, hoa lan: 2 cơ sở, ca
cao: 1 cơ sở, hồ tiêu: 2 cơ sở,
nhàu: 1 cơ sở.
Một
số cơ sở điển hình ứng dụng tiến bộ khoa học công
nghệ có thể kể đến: Hợp tác xã Bưởi
da xanh Sông Xoài, diện tích 100 ha thuộc
địa bàn thị xã Phú Mỹ. Công nghệ áp
dụng: hệ thống tưới nước kết hợp điều
tiết dinh dưỡng, sử dụng phân bón, thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học; Công ty TNHH XNK nông nghiệp và dược
liệu Phong Thảo tại huyện Xuyên Mộc đang triển khai trồng nhàu ứng dụng hệ thống
tưới tiết kiệm kết hợp bón phân, diện tích 80 ha đã được chứng nhận GlobalGAP,
hiện cây nhàu đang cho thu hoạch với sản lượng 4.000 tấn/năm, dùng làm nguyên
liệu sản xuất nước cốt nhàu, cao nhàu, nhàu sấy khô đóng gói,... xuất khẩu thị
trường Hàn Quốc; Công ty Hòa Lâm
(huyện Xuyên Mộc) triển khai trồng các loại cây:
tiêu, xoài, chuối, sầu riêng, bơ,
nhãn, bưởi,... với diện tích 1.900 ha. Công nghệ áp dụng: Hệ thống tưới tiết kiệm, hệ thống ròng rọc vận chuyển chuối khi thu hoạch.
Một
số cơ sở trồng trọt ứng dụng công nghệ thông tin, thông qua mạng Internet giới thiệu,
mô hình trang trại kết hợp du lịch, nhằm giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp đặc sản của địa phương; hình thành các điểm du lịch sinh thái vườn,
cụ thể: Hợp tác xã Nông nghiệp -
Thương mại - Du lịch Bầu Mây: Nhờ ứng dụng
CNTT, sản phẩm khá đa dạng của HTX đã
được nhiều người trong nước và quốc
tế biết đến (giống tiêu, hạt tiêu đỏ, các sản phẩm khoai mài… chất lượng cao);
HTX có nhiều đoàn du khách quốc tế và các
đoàn trong tỉnh, ngoài tỉnh, các cơ quan, các hộ
sản xuất đến tham quan học tập mô hình; Công ty TNHH-TM-DVSX ca cao Binon:
xây dựng công viên Binon Ca cao; Du
khách được tham quan quy trình sản xuất ra những sản phẩm ca cao... Du khách sẽ được trải nghiệm quy trình từ ươm trồng, thu hoạch, lên men, phơi sấy,
tách vỏ... để ra được nhân hạt ca cao cho đến quy trình sản xuất ra thành phẩm bột ca cao và các sản phẩm chocolate;
Nông trại Green Farm; nông trại ECO Tân Hưng: Là địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, thuần môi trường tự nhiên.
Thông qua Internet các nông
trại này đã đón
nhận rất nhiều du khách. Đây
là địa điểm du lịch theo xu hướng
trải nghiệm; Nông trại rau sạch
Sunny farm; Trang trại Thảo Nguyên Phú Mỹ; Công ty TNHH XD và dịch vụ Âu Cơ thực hiện ký hợp đồng với
một số trường học trên địa bàn tỉnh để đưa các cháu học sinh đến trải nghiệm “một
ngày làm nông dân” với các trò chơi như: Tự tay cuốc đất, trồng rau, thu hoạch,
bắt cá,... Mô hình thí điểm sản phẩm
du lịch cộng đồng “Nho Côn Đảo”, “Sâm đất Côn Đảo” là mô hình khả thi và mang
nhiều ý nghĩa cho ngành du lịch.
Về lĩnh vực Chăn nuôi: Tổng hợp toàn tỉnh BRVT có 127 cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất chăn nuôi; có 6 sản phẩm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ gồm (Heo thịt: 89 cơ sở, gà thịt: 30 cơ sở, gà chuyên trứng: 2 cơ sở, gà trứng giống: 2 cơ sở và sản xuất trứng vịt giống: 2 cơ sở). Tổng quy mô đàn ứng dụng TBKHCN, gồm đàn heo thịt: 264.945 con, gà chuyên thịt: 1.257.000 con, gà chuyên trứng: 98.000 con, gà trứng giống: 80.000 con, vịt trứng giống: 22.000 con, vịt chuyên thịt 11.000 con
Một số cơ sở chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao điển hình: Trang trại chăn nuôi gia cầm chuyên trứng của ông Trần Văn Nam, xã Đá Bạc, huyện Châu Đức, quy mô 16.600.000 trứng/năm, ứng dụng công nghệ chăn nuôi chuồng lạnh, nhiều tầng, sử dụng giống bố mẹ nhập ngoại, chăn nuôi theo quy trình VietGAP, tự động hóa, bán tự động hóa, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, kiểm soát,; Trang trại chăn nuôi heo Trang Linh, xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc, quy mô 27.450 con heo giống thương phẩm/năm; 54.877 heo thịt/năm. Công nghệ ứng dụng chuồng lạnh, nhập con giống có chất lượng cao từ nước ngoài, chăn nuôi theo quy trình VietGAP, ứng dụng công nghệ chăn nuôi tự động hóa, bán tự động, sử dụng Biogas, đệm lót sinh học, chiết tách phân, sản xuất phân vi sinh; Trang trại chăn nuôi heo Vĩnh Tân 2, xã Sông Xoài, thị xã Phú Mỹ, quy mô 70.750 con heo giống thương phẩm/năm, ứng dụng công nghệ chăn nuôi chuồng lạnh; nhập con giống, tinh heo chất lượng cao từ nước ngoài; chăn nuôi theo quy trình VietGAP; ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa, bán tự động hóa. Sử dụng Biogas. Cả 3 trang trại đều ứng dụng vi sinh trong xử lý chất và nước thải (Mức độ ứng dụng KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi được cụ thể bảng sau):
Lĩnh vực nuôi trồng
thủy sản: Tổng hợp toàn tỉnh BRVT có 16 cơ sở ứng dụng tiến bộ
khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản; có 3 sản phẩm ứng dụng tiến bộ
khoa học công nghệ gồm (Tôm thẻ chân trắng: 14 cơ sở, tôm sú: 1 cơ sở và tôm giống: 1 cơ sở). Tổng quy mô diện tích các cơ sở ứng dụng TBKHCN: 395,66 ha, trong đó diện
tích ao nuôi: 73,18 ha.
Một số cơ sở nuôi
trồng thủy sản ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ cao điển hình có thể kể đến như: Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Minh Phú - Lộc An: Nuôi tôm siêu
thâm canh với mật độ cao 400-500 con/m2, quy mô 600 ao nuôi, với
diện tích gần 52 ha mặt nước nuôi. Thiết kế ao tròn nổi và ao đất lót bạt xung
quanh, nuôi trong nhà lưới, nước tuần hoàn khép kín. Công ty đã được cấp chứng chỉ
Chứng nhận về các thực hành tốt trong nuôi trồng thủy sản toàn cầu (BAP) và
Chứng nhận của Hội Đồng Quản Lý Nuôi Trồng Thủy Sản (ASC); Công ty TNHH Ngọc
Tùng: ứng dụng quy trình nuôi 3C (3 sạch: tôm giống sạch, nước sạch, đáy ao
sạch), diện tích 3,5 ha; đã được cấp chứng chỉ BAP và ASC; Công ty TNHH Thương mại
và Xây dựng Thành Long: công ty đã nuôi tôm thương phẩm theo công nghệ tiên
tiến siêu thâm canh 2 giai đoạn với diện tích 10ha. Sản phẩm của công ty được
bao tiêu đầu ra; Chi nhánh Công ty cổ phần Chăn Nuôi CP Việt Nam: Sản xuất tôm giống thẻ
chân trắng, với diện tích khoảng 5 ha.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có diện tích nuôi thủy sản lồng bè ven biển diện tích khoảng 174 ha với 307 cơ sở nuôi. Trong đó, có 03 cơ sở ứng dụng IoT trong nuôi trồng thủy sản ( Mức độ ứng dụng KHCN trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản được cụ thể bảng sau)
Để bắt kịp với cuộc Cách mạng 4.0, cùng với việc chú trọng đầu tư cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp cũng như của nhà nước, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đang diễn biến với tốc độ chóng mặt; nhiều vùng nguyên liệu tập trung đang dần hình thành, các công nghệ tiên tiến đang được triển khai ứng dụng, chuyển giao vào trong sản xuất từ đó chuyển đổi tư duy trong cách nghĩ, cách làm của hầu hết cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh, góp phần tạo nên các diện mạo mới cho ngành nông nghiệp tỉnh nhà. Mô hình nông dân công nghệ hiện có mặt khắp các xã, phường trên địa bàn tỉnh, thu hút lực lượng lao động trẻ tham gia, điều này thúc đẩy hình thành lực lượng sản xuất mới trong nông nghiệp và đây chính là mô hình tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh BRVT giai đoạn 2021-2030.
Lài
Nguyễn – Chi cục Phát triển nông thôn