Bà Rịa – Vũng Tàu: Một số kết quả triển khai kế hoạch thực hiện Quyết định số 687/QĐ-BNN-TCTS về quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản giai đoạn 2020-2030.

09/12/2021 - 13:47 | Tin tức, sự kiện trong tỉnh

Thực hiện Quyết định số 687/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/2/2021 của Bộ NN và PTNT về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản, giai đoạn 2020-2030, trong giai đoạn 2020 – 2021 đã đạt được một số kết quả như sau:

Hiện trạng rác thải nhựa trong lĩnh vực thủy sản trên địa bàn tỉnh

Lĩnh vực trong nuôi trồng thủy sản: Hiện nay, hầu hết các cơ sở nuôi trồng thủy sản đều sử dụng vật liệu nhựa để phục vụ cho quá trình sản xuất cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. Trong nuôi trồng thủy sản lồng bè một số vật liệu nhựa sử dụng phổ biến như: phi nhựa để làm phao nâng đỡ bè, dùng để chứa nước sinh họat, chứa cá tạp để làm mồi cho thủy sản nuôi và sử dụng khi tắm cá; lưới để bảo vệ thủy sản nuôi; vợt để vớt cá, ngoài ra những vật liệu nhựa khác chủ yếu sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày (như thau, rổ, ca nhựa,…). Đặc biệt là trong nuôi hàu Thái Bình Dương rổ nhựa là dụng cụ không thể thiếu và được sử dụng với số lượng lớn (tại sông Mỏ Nhát, Sông Dinh), lưới lan cũng được nhiều người nuôi hàu sử dụng để che mát. Trong nuôi thâm canh, bán thâm canh thì vật liệu nhựa được sử dụng rất nhiều như: trong hệ thống ống dẫn nước cấp, nước thải, bạt lót đáy ao, hệ thống quạt nước, hệ thống oxy đáy và đặc biệt trong nuôi tôm siêu thâm canh ngày càng sử dụng nhiều lưới lan để che mát cho tôm. Trong sản xuất giống hệ thống ống dẫn khí, ống dẫn nước và các dụng cụ sử dụng trong quá trình sản xuất hầu như đều bằng vật liệu nhựa.

Trong khai thác thủy sản: Tổng số lượng tàu cá tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đứng thứ ba, thứ tư cả nước đẫn đến việc sử dụng các dụng cụ như: túi nylon, kết nhựa, thùng nhựa... trong chứa đựng sản phẩm thủy sản khai thác và dụng cụ khi thác thủy sản như: lưới, phao nhựa..là rất lớn. Tuy nhiên hiện nay trên tàu thuyền khai thác chưa có trang bị thiết bị để thu gom rác thải nhựa, thói quen của ngư dân thường vức rác thải nhựa xuống biển, mặc dù đã được tuyên truyền, nhắc nhỡ nhưng chưa thật sự tự giác chấp hành. Mặc khác, cũng không có lực lượng nào xử lý hành vi vức rác thải nhựa xuống biển khi tàu thuyền hoạt động trên biển nên hành vi không được ngăn chặn, không bị xử lý. Mà hiện nay cũng chưa có nhiều vật liệu thay thế nào rẻ hơn, tiện dụng mà có tính an toàn để thay thế vật liệu nhựa trong sản xuất dụng cụ phục vụ cho khai thác, nuôi trồng thủy sản, do đó vệc hạn chế sử dụng chất thải nhựa là rất khó.

Một số kết quả đạt được:

Về công tác tuyên truyền: Thực hiện tuyên truyền, phổ biến tầm ảnh hưởng của rác thải nhựa trong sản xuất ngành thủy sản, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng nông, ngư dân, các doanh nghiệp về rác thải nhựa, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm thiểu rác thải nhựa ra đại dương, lồng ghép vào các lớp tuyên truyền, tập huấn Luật Thủy sản. Kết quả, đến nay đã thực hiện được 07 lớp, với 306 người tham dự tại 04 địa phương gồm: Thị xã Tân Thành, huyện Xuyên Mộc, huyện Đất Đỏ và thành phố Vũng Tàu; đồng thời lồng ghép tuyền truyền, phổ biến các quy định về bảo vệ môi trường, khuyến cáo người nuôi lồng bè không dùng vật liệu có nguy cơ gây hại đến môi trường để nuôi nhuyễn thể (Hàu cửa sông).

Kết quả thực hiện công tác truyền thông bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thủy sản theo Quyết định 1391/QĐ-UBND ngày 28/5/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch truyền thông BVMT ngành nông nghiệp năm 2021, kết quả: Đã tổ chức in và phát 5.000 tờ rơi và 500 poster; Chi cục Thủy sản đã phối hợp với các địa phương triển khai phát tờ rơi cho người dân nuôi trồng thủy sản tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, cũng như dán các tờ poster tại các nơi công cộng, các cụm dân cư, địa điểm dễ quan sát trong vùng nuôi thủy sản nhằm giúp người dân luôn có ý thức trong bảo vệ môi trường vùng nuôi.

Về công tác kiểm tra giám sát: Tổ chức kiểm tra, kiểm soát, kịp thời xử lý ô nhiễm môi trường đối với tàu cá, tại các Cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh định kỳ; tuỳ mức độ nghiệm trọng có thể giám sát thường xuyên.

Phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch thực hiện 2022 và kế hoạch giai đoạn 2023-2025: Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 687/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/2/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản, giai đoạn 2020-2030; đồng thời thực hiện lồng ghép tuyên truyền tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức của nông, ngư dân với mục đích thay đổi hành vi đối với chất thải nhựa, hưởng ứng các hoạt động thiết thực như: thu gom xử lý rác thải, túi nilon khó phân huỷ, bảo vệ môi trường biển tại cảng cá, bến cá và khu nuôi trồng thủy sản ven bờ biển, chống rác thải ra đại dương, nhằm hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030; Phát tời rơi cho ngư dân tuyên truyền, xử phạt đối với hành vi vứt bỏ ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên; Tại các Cảng cá, cơ sở đóng sửa tàu thuyền trên địa bàn tỉnh đã bố trí các thiết bị thu gom rác thải, các cơ sở đóng sửa tàu thuyền đã trang bị lò đốt nhằm xử lý rác thải hàng ngày, trong đó có rác thải nhựa; Chủ động phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh và các địa phương ra quân làm sạch môi trường ven bờ biển và lập danh sách ngư dân tiêu biểu để trao quà biểu dương.

Nguyễn Bình