Bà Rịa - Vũng Tàu hướng đến mục tiêu dẫn đầu cả nước về mức độ chuyển đổi số
27/09/2022 - 14:31 | Tin tức, sự kiện trong tỉnh
Cuối tháng 2/2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu đã quyết định thành lập “Ban chỉ đạo Chuyển đổi số trong lĩnh
vực nông nghiệp”. Theo đó, Ban chỉ đạo có nhiệm vụ phát huy vai trò chủ động,
tích cực, trách nhiệm, bám sát các chỉ đạo của UBND tỉnh, các chương trình, kế
hoạch của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chuyển đổi số, đô thị thông
minh gắn với cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh, cũng như trong ngành Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
“Ban chỉ đạo Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp” sẽ nghiên
cứu, đề xuất ban hành cơ chế quản lý, điều hành; xây dựng chương trình, đề án,
quy hoạch, kế hoạch, chiến lược lồng ghép nội dung về chuyển đổi số nông
nghiệp; tạo điều kiện thúc đẩy người dân và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
chuỗi giá trị nông nghiệp theo hướng số hóa, xây dựng nông thôn mới thông minh
trên địa bàn tỉnh. Ứng dụng chuyển đổi số phát triển nông nghiệp công nghệ cao
theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng
của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế.
Mỗi nông dân là một thương nhân - Mỗi hợp tác xã là một doanh
nghiệp ứng dụng công nghệ số
Ứng dụng công nghệ số trong dự báo, cảnh báo thị trường, quản lý
quy hoạch; tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát
nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm để mỗi người nông dân đều có khả năng truy
cập, khai thác, sử dụng hiệu quả. Xem xét thử nghiệm triển khai sáng kiến “Mỗi
nông dân là một thương nhân, mỗi hợp tác xã là một doanh nghiệp ứng dụng công
nghệ số” với mục tiêu mỗi nông dân được định hướng, đào tạo ứng dụng công nghệ
số trong sản xuất, cung cấp, phân phối, dự báo về nông sản, đẩy mạnh phát triển
thương mại điện tử trong nông nghiệp.
Thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp dựa trên nền tảng dữ
liệu. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ để xây dựng các hệ thống dữ
liệu của ngành, thực hiện số hóa trong từng lĩnh vực chuyên ngành: Đất nông
nghiệp, cây trồng, vật nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, chế biến, quản lý an toàn vệ
sinh thực phẩm, thủy lợi, phòng, chống thiên tai… Đôn đốc, điều phối việc triển
khai hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp. Tổng kết, kiểm tra,
đánh giá kết quả thực hiện; chỉ đạo xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc
trong quá trình tổ chức thực hiện chuyển đổi số nông nghiệp toàn ngành.
Kinh tế số - Xã hội số - Chính quyền số
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho
biết, Bà Rịa - Vũng Tàu đang hướng đến mục tiêu nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành
phố dẫn đầu cả nước về mức độ chuyển đổi số, phát triển đô thị thông minh gắn
với cải cách hành chính. Nhiều doanh nghiệp trong tỉnh đã chủ động thực hiện
chuyển đổi số để thúc đẩy kinh tế phát triển. |
Tỉnh đã xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm trong tiến trình chuyển đổi
số của tỉnh là: Kinh tế số, xã hội số và chính quyền số. Trong đó, kinh tế số
đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế của địa phương phát triển.
Do đó, Bà Rịa - Vũng Tàu đang tích cực ứng dụng chuyển đổi số trong
một số lĩnh vực; dồn sức, ưu tiên thực hiện chuyển đổi số cho 4 ngành kinh tế
trọng điểm, trong đó có ngành Nông nghiệp. Toàn tỉnh hiện có 290 cơ sở sản xuất
ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp (trong đó: 146 cơ sở trồng
trọt; 127 trang trại chăn nuôi; 15 cơ sở nuôi trồng thủy sản).
Nhiều doanh nghiệp đã chủ động thực hiện chuyển đổi số, góp phần
phát triển nông nghiệp thông minh, tạo ra các nông sản chất lượng cao. Chẳng
hạn như sử dụng Internet giúp đơn giản hóa và hợp lý hóa việc thu thập, các
khâu kiểm tra, phân phối tổng thể tài nguyên nông nghiệp. Các chương trình,
phần mềm quản trị nông nghiệp chính xác giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên
để dần chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại, tăng
năng suất lao động, giảm phụ thuộc vào điều kiện môi trường, thời tiết, kiểm
soát dịch bệnh và công tác giống được thực hiện tốt hơn.
Thời gian qua, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tích cực phát triển nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thúc đẩy liên kết trong sản xuất nông nghiệp,
tạo đà chuyển tiếp trong quá trình chuyển đổi số nông nghiệp. Đặc biệt, nhờ ứng
dụng chuyển đổi số đã góp phần quan trọng trong thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp, đưa các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh lên các nền tảng số như sàn
thương mại điện tử, báo điện tử, mạng xã hội…
Phấn đấu 30% hộ sản xuất nông nghiệp có tài khoản trên sàn thương
mại điện tử
Kinh tế số trở thành nền tảng cốt lõi thúc đẩy kinh tế phát triển
mạnh mẽ và xây dựng xã hội an toàn, nhân văn, thịnh vượng. Để đạt được mục tiêu
này, các ngành kinh tế trụ cột của tỉnh đang tiếp tục chuyển đổi số mạnh mẽ. Cụ
thể, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng hệ thống thông tin
cho ngành dựa trên nền tảng WebGIS mã nguồn mở, nhằm số hóa tất cả các hoạt
động của ngành, từ sản xuất, tiêu thụ, dự báo thị trường, cảnh báo thiên tai,
thời tiết… đến truy xuất nguồn gốc, tra cứu dịch bệnh và cả công tác chỉ đạo
điều hành.
Mục tiêu của tỉnh là đến năm 2030 cơ bản hoàn thành chuyển đổi số,
đưa Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành đô thị thông minh. Để hiện thực hóa mục
tiêu này, năm 2022, Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục đề xuất 13 nhiệm vụ
trọng tâm về chính quyền số; 10 nhiệm vụ về kinh tế số; 12 nhiệm vụ về xã hội
số. Đồng thời, đề ra các chỉ tiêu thanh toán không dùng tiền mặt trong một số
lĩnh vực (như: y tế; giáo dục; điện; nước; viễn thông). Đặc biệt, trong năm
2022, Bà Rịa - Vũng Tàu đã đặt ra các nhiệm vụ cụ thể về chuyển đổi số,
coi kinh tế số giữ vị trí quan trọng hàng đầu.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh đẩy mạnh, hỗ trợ sản phẩm nông
nghiệp với mục tiêu 30% hộ sản xuất nông nghiệp có tài khoản trên sàn thương
mại điện tử; hướng dẫn hộ sản xuất nông nghiệp cài đặt, sử dụng sổ tay theo dõi
tình hình sản xuất để giám sát, theo dõi toàn bộ quá trình sản xuất, chất lượng
sản phẩm nông nghiệp. Đối với nền tảng cảng biển thông minh phục vụ lưu thông
liên cảng, tối ưu hóa việc luân chuyển container và vận chuyển hàng hóa; hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số với mục tiêu 50% doanh nghiệp nhỏ và
vừa có website với tên miền .vn. Như vậy, các trụ cột kinh tế sẽ thực hiện
chuyển đổi số trước, thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.
Thảo Nguyên