Quy định về giá bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2024

01/02/2024 - 14:51 | Văn bản quy phạm pháp luật

Quy định về giá bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2024

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định Quyết định số 02/2024/QĐ-UBND về Quy định về giá bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2024. Quy định áp dụng cho cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai; tố chức làm nhiệm vụ bồi thường; Người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai khi Nhà nước thu hồi đất và người sở hữu tài sản hợp pháp đôi với cây trông trên đất bị thu hồi khi Nhà nước thu hồi đất; Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất.

Theo Quy định, việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo nguyên tắc sau đây: Các chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì được bồi thường; các chủ sở hữu tài sản có cây trồng nêu trong Quy định này mà tại thời điểm canh tác đã bị chính quyền địa phương, cơ quan có thẩm quyền lập biên bản xử lý vi phạm pháp luật hoặc không được phép canh tác; cây trồng được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thấm quyền thì không được bồi thường; Các chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà đất đó thuộc đối tượng không được bồi thường thì tùy trường hợp cụ thể, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường cấp huyện) có trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ cây trồng theo quy định pháp luật hiện hành.

Đối với các loại cây trồng trong chậu, bầu ươm thì không tính bồi thường; trường hợp phải di chuyển thì được bồi thường chi phí di chuyển và bồi thường thiệt hại (nếu có) do phải di chuyển gây ra; Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại (nếu có) do phải di chuyến, phải trồng lại; Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp;

Trong từng dự án cụ thể có những loại cây trồng không có trong Quy định này hoặc đối với một số cây trồng đơn lẻ, cây trồng có năng suất đặc biệt cao hoặc giá trị kinh tế lớn thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường cấp huyện căn cứ theo loài cây cùng nhóm, đặc điểm cây và giá trị kinh tế tương đương để đối chiếu mức bồi thường tại các Phụ lục đính kèm Quy định này để áp dụng tương đương cho phù hợp, trình ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phê duyệt (sau đáy gọi tắt là Ủy ban nhân dân Cấp huyện). Đối với trường hợp không thể áp dụng được mức bồi thường tương đương thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường cấp huyện căn cứ quy định của pháp luật có liên quan về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tố chức khảo sát giá thị trường, đề xuất phương án giá theo thực tế báo cáo ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định; Trường hợp giá cả các loại cây trồng, sản phẩm trồng trọt có biến động tăng hoặc giảm từ 20% trở lên so với mức bồi thường cây trồng cùng loại tại Quy định này thì Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, đề xuất bằng văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung mức bồi thường cho phù hợp thực tế.

Mức bồi thường đối với cây trồng cũng được quy định cụ thể như sau:

1. Đối với cây hàng năm: mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung binh tại thời điểm thu hồi đất. Mức bồi thường đối với cây hàng năm (trừ cây hoa hàng năm) theo Phụ lục I đính kèm Quy định này.

2. Đối với cây lâu năm (trừ cây lâm nghiệp, cây hoa cảnh lâu năm)

a) Mức bồi thường đối với cây lâu năm được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất. Mức bồi thường đối với với cây lâu năm (trừ cây lâm nghiệp, cây hoa cảnh lâu năm) theo Phụ lục II đính kèm Quy định này.

b) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường cấp huyện có trách nhiệm phân loại cây trồng theo năm tuổi; giai đoạn thu hoạch: Phân loại A, B, C để áp giá phù hợp.

3. Cây hoa, cây cảnh trồng ngoài đất

a. Đối với cây hoa hàng năm: Mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất, sản lượng cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng đó tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất.

b. Đối với cây cảnh lâu năm: Mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất. Mức bồi thường đối với cây hoa, cây cảnh trồng ngoài đất theo Phụ lục III đính kèm Quy định này.

c. Đối với các loại cây cảnh cổ thụ, cầu kỳ có giá trị đặc biệt cao thi tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường cấp huyện có phương án bồi thường cụ thế hoặc tổ chức thuê đơn vị tư vấn có chức năng để xác định phương án giá theo thực tế trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

4. Đối với cây hoa, cây cảnh trồng trong chậu; cây trồng trong bầu ươm; cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường cấp huyện căn cứ thực tế, xác định mức bồi thường chi phí di chuyển và mức bồi thường thiệt hại do phải di chuyển gây ra (nếu có) đối với cây trồng; chuyển cho phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện xem xét và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành Quyết định phê duyệt mức bồi thường chi phí di chuyển và mức bồi thường thiệt hại do phải di chuyển gây ra.

5. Đối với cây lâm nghiệp: Mức bồi thường cây lâm nghiệp được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đât mà không bao gồm giá trị quyên sử dụng đất. Mức bồi thường đối với cây lâm nghiệp (cây trồng bằng vốn tự đầu tư của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) theo Phụ lục IV đính kèm Quy định này.

Riêng đối với cây lâm nghiệp trồng trên đất rừng sản xuất, phòng hộ, đặc dụng thuộc sở hừu toàn dân (rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng tự nhiên) không thực hiện bồi thường theo đơn giá tại Phụ lục IV đính kèm Quy định này. Mức bồi thường theo định giá rừng được cấp thẩm quyên phê duyệt: Tuỳ vào từng dự án cụ thể khi thực hiện thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, chủ dự án phải thực hiện công tác điều tra kiêm kê hiện trạng rừng, định giá rừng và lập báo cáo thuyết minh, bản đồ hiện trạng rừng đối với diện tích rùng thuộc phạm vi dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tố chức thực hiện theo đúng quy định của Luật Lâm nghiệp, Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngàỵ 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 156/2018/ND-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật lâm nghiệp và Thông tư số 32/2018/TTBNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định phương pháp định giá rừng, khung giá rừng.

Đối với huyện Côn Đảo, mức bồi thường cây trồng được áp dụng bằng 1,8 lần so với mức bồi thường cây trông quy định tại Quy định này (trừ cây Sâm đât Côn Đảo). Riêng mức bồi thường trụ bám theo mức bồi thường trụ tiêu các loại được áp dụng theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành giá nhà, giá vật kiến trúc trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vùng Tàu tại thời điếm thu hồi đất.

Đối với những dự án, hạng mục dự án đã được phê duyệt phương án bồi thường hoặc đang chi trả bồi thường theo phương án bồi thường đã được phê duyệt trước khi Quy định này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo phương án đã được duyệt, không áp dụng theo Quy định này.

UBND tỉnh yêu cầu Tổ kiểm đếm (có sự tham gia của chính quyền địa phương và chủ dự án) chịu trách nhiệm trong việc xác định số lượng, chủng loại, quy cách, chất lượng, quy mô của các loại tài sản thực tế có trên đất. Trường hợp Tổ kiểm đếm không xác định được hoặc không có sự thống nhất giữa Tổ kiểm đếm và chủ tài sản được kiểm kê thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có tài sản bị thu hồi chủ trì phối hợp với các phòng chuyên môn cấp huyện chịu trách nhiệm xác định cho phù hợp quy định của ngành chuyên môn. Các kết quả kiểm kê, phúc tra ngoài việc lập biên bản còn phải lập thành danh sách, biểu bảng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã để niêm yết (theo danh sách từng hộ) tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Người sở hữu tài sản là cây trồng bị giải tỏa, thu hồi có trách nhiệm bảo quản tài sản theo hiện trạng tại thời điểm lập biên bản kiểm kê cho đến khi nhận tiền bồi thường. Trường hợp chủ tài sản có nhu cầu phải thay đổi hiện trạng đã kiểm kê do phải di chuyển đến nơi ở khác thì Ủy ban nhân dân cấp xã (nơi có đất thu hồi) xác nhận.

(Nguồn: Quyết định số 02/2024/QĐ-UBND)