Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp chủ lực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

21/09/2020 - 15:27 | Xúc tiến thương mại

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 2929/QĐ-UBND ngày 26/10/2016 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Theo đó tiềm năng cơ hội hợp tác phát triển nông nghiệp, nông thôn là rất lớn khi UBND tỉnh đã phân đất vùng sản xuất Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) cho các lĩnh vực, các địa phương cụ thể như sau: Vùng sản xuất rau ƯDCNC: 900 ha, huyện Tân Thành, Đất Đỏ; Vùng sản xuất cây ăn quả đặc sản ƯDCNC: 2.300ha huyện Xuyên Mộc, Đất Đỏ, Tân Thành, Vùng sản xuất hồ tiêu ƯDCNC: 4.900ha huyện Xuyên Mộc, Châu Đức, Vùng sản xuất hoa, cây cảnh ƯDCNC: 130 ha Thành phố Bà Rịa, huyện Tân Thành, Đất Đỏ; Vùng sản xuất giống và nuôi thuỷ sản ƯDCNC: 239 ha Thị trấn Phước Hải huyện Đất Đỏ; Vùng nuôi tôm ƯDCNC: 50ha, xã Phước Thuận huyện Xuyên Mộc; Vùng chăn nuôi: heo thịt 320.000 con/năm, gà 2.650.000 con/lứa thuộc huyện Tân Thành, Đất Đỏ, Châu Đức, Xuyên Mộc; Vùng đất kêu gọi doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp ƯDCNC: 5.095,15 ha, huyện Châu Đức 1.020,4 ha, huyện Xuyên Mộc 3.869,95 ha, huyện Đất Đỏ 282,6 ha, huyện Tân Thành 20 ha, để các nông sản chủ lực nông nghiệp ƯDCNC có thể xuất khẩu được, thì cần phải triển khai một số giải pháp như sau:

Giải pháp xúc tiến thương mại: UBND tỉnh hàng năm cần phải tăng cường công tác xúc tiến thương mại trong nước và nước ngoài nhằm mục đích quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có tiềm năng, giá trị lớn của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng như thường niên tổ chức các hội thảo, hội nghị thu hút đầu tư củ các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào trong lĩnh vực nông nghiệp; thường xuyên đối thoại với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để tháo gỡ các khó khăn khi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; Hỗ trợ doanh nghiệp đem các mặt hàng nông nghiệp chủ lực của tỉnh, có giá trị lớn như: Hạt điều, hồ tiêu, các sản phẩm thủy sản, ca cao… tham dự các cuộc thi, chương trình xúc tiến thương mại, hộ chợ, triển lãm Quốc tế được tổ chức tại Việt Nam và các nước khác trên thế giới để giúp cho các doanh nghiệp trong tỉnh tìm kiếm đối tác, hợp đồng liên kết, sản xuất


Giải pháp vùng nguyên liệu: Triển khai, thu hút các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất theo các vùng nguyên liệu và phát triển các vùng nguyên liệu theo đúng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 2929/QĐ-UBND ngày 26/10/2016 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Nhằm tạo chất lượng,sản lượng đảm bảo xuất khẩu.

Giải pháp liên kết gắn với chính sách: Xây dựng Quy chế, Quy định liên tỉnh các vùng trọng về các chính sách, cơ chế riêng để thu hút các doanh nghiệp đầu tư liên kết, xây dựng nhà máy chế biến chuyên sâu nông sản để hình thành chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn (bao gồm: Chính sách về đất, thuế, điện, khoa học công nghệ...) ngoài các chính sách chung đã được Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh đã ban hành; Các vùng, các tỉnh phải định hướng, liên kết để xây dựng các vùng nguyên liệu chuyên canh không trùng lặp, tránh nguồn cung thừa so với nguồn cầu: Ví dụ: đối với Bà Rịa – Vũng Tàu các vùng chuyên chăn nuôi cần sát với Đồng Nai vì tỉnh Đồng Nai là một trong những tỉnh phát triển trọng điểm chăn nuôi, dẫn đến sự liên kết trong chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ được thắt chặt, giảm chi phí sản xuất, tạo nguồn ra ổn định cho sản phẩm.

Tăng cường các hình thức liên doanh, liên kết và đầu tư sản xuất các sản phẩm theo chuỗi. Từ đó, góp phần tăng quy mô sản xuất hàng hóa, áp dụng các quy trình sản xuất hiện đại và nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất theo hợp đồng nhằm tránh tình trạng "được mùa, mất giá"; Tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nông thôn, khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển kinh tế trang trại; Lựa chọn sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương để tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất với quy mô lớn, bảo đảm chất lượng gắn với thị trường thông qua hợp đồng, đồng thời mời gọi các doanh nghiệp tham gia thực hiện các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản.

Tổ chức lại các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp để làm đầu mối, kết nối với các doanh nghiệp sơ chế, chế biến hình thành chuỗi liên kết sản xuất để phân phối sản phẩml Triển khai các dự án xây dựng chuỗi liên kết giá trị gia tăng và ATTP  trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Phát triển sản xuất sản phẩm theo hướng ứng dụng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm an toàn, là hạt nhân để hình thành các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; Tăng cường vận động, hướng dẫn cơ sở xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Nguyễn Bình