Huyện Đất Đỏ huy động mọi nguồn lực, quyết tâm xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

20/03/2024 - 09:58 | Tin tức, sự kiện trong tỉnh

Năm 2019, Đất Đỏ trở thành huyện đầu tiên của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới tại quyết định số 1786/QĐ-TTg ngày 12/11/2020. Bên cạnh đó, đến nay toàn huyện có 6/6 xã (xã Phước Hội, Long Mỹ, Long Tân, Láng Dài, Phước Long Thọ, Lộc An) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và huyện đã đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao theo Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, đạt tỉ lệ 100%. Với những kết quả đạt được, đây chính là động lực, nền tảng để huyện Đất Đỏ (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) vững bước phấn đấu hoàn thành các mục tiêu nhiêm vụ xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao trong nhiệm kỳ mới theo Nghị quyết số 11-NQ/ĐH ngày 06/8/2020 của Đại hội Đảng bộ huyện Đất Đỏ lần thứ XII nhiệm kỳ 2020 – 2025 và Nghị quyết số 02-NQ/HU ngày 04/8/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về Xây dựng nông thôn mới huyện Đất Đỏ giai đoạn 2021-2025.

Huyện Đất Đỏ được thành lập vào cuối năm 2003 trên cơ sở chia tách từ huyện Long Đất theo Nghị định số 152/2003/NĐ-CP ngày 09/12/2003 của Chính phủ. Đơn vị hành chính huyện gồm 02 thị trấn (Phước Hải, Đất Đỏ) và 06 xã (Láng Dài, Phước Long Thọ, Lộc An, Phước Hội, Long Mỹ, Long Tân). Dân số trung bình tại thời điểm chia tách là 62.830 người/12.923 hộ, mật độ 331 người/km2; hiện nay dân số của huyện là 75.148 người/20.606 hộ, mật độ dân số trung bình 398 người/km2. Trên địa bàn huyện có các trục giao thông chính đi các huyện, thành phố trong tỉnh, TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Quốc lộ 55, tuyến đường TL993 (Tỉnh lộ 52), Tỉnh lộ 765; Tỉnh lộ 996; Tỉnh lộ 996C (Tỉnh lộ 44B); Tỉnh lộ 997; Tỉnh lộ 994 (đường ven biển Vũng Tàu - Bình Thuận) và 17,5 km bờ biển. Đây là điều kiện thuận lợi để kết nối huyện Đất Đỏ với các địa phương lân cận thúc đẩy tiến trình phát triển trên các lĩnh vực kinh tế đa dạng.

Là quê hương có truyền thống cách mạng, yêu nước chống giặc ngoại xâm, huyện Đất Đỏ trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhiều tấm gương đã anh dũng hy sinh giành độc lập dân tộc. Toàn huyện có 07 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 312 mẹ Việt Nam anh hùng và 1.587 liệt sĩ. Trên địa bàn huyện có các di tích là điểm đến để tham quan, du lịch về nguồn, là nơi giáo dục truyền thống cách mạng của cả nước gồm 02 di tích Quốc gia (Nhà lưu niệm Liệt sỹ, Anh hùng LLVTND Võ Thị Sáu và Di tích lịch sử căn cứ Minh Đạm) và 03 di tích được xếp hạng cấp tỉnh (Di tích dốc Cây Cám, Di tích Đình - Chùa Thạnh Mỹ và Di tích Hầm bí mật nơi anh hùng liệt sỹ Nguyễn Thị Đẹp hy sinh).

Huyện Đất Đỏ là vùng đất có địa hình bán trung du khá phong phú, đồi núi thấp, bậc thềm phù sa cổ, địa hình đồi bát úp đỉnh đồi bằng phẳng, xung quanh là ruộng lúa. Huyện vừa có đồng bằng lại có nhiều ngọn núi tạo cảnh quan sinh động, đóng vai trò quan trọng về mặt kinh tế, du lịch và đặc biệt là về quân sự. Địa hình có cao độ từ 4,2 đến 37m và có hướng dốc về 4 phía trong khu vực, với độ dốc từ 0,6% đến 2%. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện có các loại tài nguyên như đất, nguồn nước mặt, tài nguyên rừng, khoáng sản, tài nguyên biển và ven biển. Với 9 nhóm đất khác nhau, trong đó nhóm đất có diện tích lớn như: Phù sa, đất cát biển, đất đen, đất đỏ vàng... phù hợp với nhiều loại cây trồng như lúa, cây rau màu, cây ăn quả. Tận dụng nguồn nước mặt của các sông chính như hệ thống sông Bà Đáp, sông Ray và các hồ như: Đá Bàng, Lồ Ồ, Suối Môn, Sở Bông đáp ứng được nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp, phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Toàn huyện hiện có 1.332 ha diện tích đất rừng phòng hộ. Với vị trí, địa hình và tài nguyên thuận lợi, huyện có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế đa dạng; cùng với hệ thống giao thông đường bộ được xây dựng khá hoàn chỉnh và bờ biển dài 17,5km, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển và du lịch.

Bên cạnh những thuận lời trên, điều kiện kinh tế - xã hội huyện gặp nhiều khó khăn, hạn chế khi bắt đầu xây dựng nông thôn mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, hệ thống đường giao thông, thủy lợi, điện, cơ sở văn hóa, giáo dục, chợ… chưa đồng bộ và đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất và dân sinh; cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn chuyển dịch chậm; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại – du lịch chưa phát triển. Tỉ lệ lao động trong nông nghiệp chiếm trên 60% lao động toàn huỵên. Các hình thức tổ chức sản xuất còn chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa, đời sống và thu nhập của người dân nông thôn chưa cao (thu nhập của người dân ở vùng nông thôn năm 2010 là 21,78 triệu đồng/người/năm). Xuất phát điểm với những khó khăn đó phần nào ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại các xã trên địa bàn huyện.

Nhận thức rõ ý nghĩa tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong phát triển kinh tế xã hội, từ khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, Huyện ủy, HĐND huyện, UBND huyện, các phòng, ban và đơn vị cấp huyện đã thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt, tập trung xây dựng kế hoạch lộ trình; vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Trung ương và của tỉnh nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đất Đỏ. Đồng thời, huyện Đất Đỏ đã tổ chức phát động phong trào thi đua “Huyện Đất Đỏ cùng cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”... Từ đó đã tạo động lực phấn đấu cho các xã trong quá trình xây dựng nông thôn mới, tạo sự đoàn kết thống nhất trong nhân dân, thi đua lập thành tích xây dựng đời sống nông thôn văn minh, hiện đại. Người dân đã nhận thức được lợi ích của việc xây dựng nông thôn mới và đã thực hiện tốt, tự nguyện đóng góp công sức, tiền của, tài sản để xây dựng và mở rộng các trục đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng...

Bằng nhiều cách làm hay, chủ động, và sáng tạo, sau hơn 13 năm triển khai thực hiện Chương trình, huyện Đất Đỏ luôn đi đầu trong công cuộc xây dựng nông thôn mới của tỉnh, diện mạo nông thôn trên địa bàn huyện nói chung và 06 xã nói riêng đã có nhiều khởi sắc, kinh tế phát triển theo hướng bền vững, quy hoạch và hệ thống hạ tầng được đầu tư đồng bộ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Huyện đã huy động mọi nguồn lực, tạo sự lan toả và chuyển biến rõ nét trong xây dựng nông thôn mới. Trong giai đoạn 2010 - 2023, huyện đã huy động được 5.494,757 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới, trong đó, vốn ngân sách tỉnh: 865,257 tỷ đồng; vốn lồng ghép huyện: 1.110,9 tỷ đồng, vốn tín dụng: 2.852,1,3 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp: 22,4 tỷ đồng và Nhân dân đóng góp: 644,1 tỷ đồng để hoàn thiện kết cấu hạ tầng, xây dựng, củng cố các tiêu chí nông thôn mới.

Đến năm 2023, cơ cấu kinh tế huyện tăng dần tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Quy mô, sản lượng ngành nông nghiệp tăng so với năm 2010, trong đó sản lượng thực cây lấy hạt 86.164 tấn/năm, tăng gấp 2,2 lần; sản lượng cây ăn quả 6.951 tấn, tăng gấp 1,8 lần; sản lượng thịt các loại 6.623 tấn, tăng gấp 1,8 lần; sản lượng nuôi trồng thủy sản 8.217 tấn, tăng gấp 6,1 lần. Về phát triển sản xuất, UBND huyện đã phối hợp các Sở, ngành chuyên môn của tỉnh xây dựng và triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ người dân đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; tổ chức tập huấn, hội thảo hướng dẫn các mô hình sản xuất mới có hiệu quả, khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp, nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người của các xã xây dựng nông thôn mới đều nâng cao rõ rệt, đạt bình quân 81,83 triệu đồng/người/năm (Số liệu năm 2023); tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế của 06 xã đều đạt trên 95%; chương trình mục tiêu giảm nghèo đạt nhiều kết quả tích cực, huyện đã tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho các chương trình, dự án giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo là 13,15%, đến nay, 06/06 xã trên địa bàn huyện không còn hộ nghèo chuẩn quốc gia. Công tác môi trường cũng được chú trọng, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện các tuyến đường “sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn” và bảo vệ môi trường; thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về công tác bảo vệ môi trường.

Nhờ tinh thần quyết tâm, đồng lòng từ cấp uỷ, chính quyền đến Nhân dân, huyện Đất Đỏ đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2029. Đến năm 2023, huyện đã hoàn thành các mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao và đủ điều kiện để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023, cụ thể: Huyện đã đạt chuẩn 04 Bộ

May