Đối tượng kiểm dịch thực vật của EU

22/03/2024 - 15:06 | Thông tin doanh nghiệp cần biết

Đối tượng kiểm dịch thực vật của EU là không có mặt trên toàn lãnh thổ EU hoặc, nếu có mặt, chỉ phân bố cục bộ và được kiểm soát chính thức. Phải thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để ngăn ngừa sự du nhập và lây lan thêm trong lãnh thổ EU do các đối tượng kiểm dịch có nguy cơ cao hơn đối với sức khỏe thực vật. Các loài dịch hại này phải được diệt trừ ngay nếu phát hiện được.

Để kiểm soát đối tượng kiểm dịch thực vật, thị trường EU yêu cầu sản phẩm thu hoạch từ điểm sản xuất vùng trồng có mã số, đang được cán bộ kiểm dịch thực vật giám sát và được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng (PUC) để đảm bảo không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch của EU và địa điểm sản xuất đó có thể truy xuất được.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 5 mã vùng trồng (bưởi nhãn), sắp tới mã vùng trồng ớt đi thị trường Eu. 5 mã vùng trồng có tổng diện tích 88,7 ha, số nông hộ 13 nông hộ, sản lượng ước tính 1.824 tấn/năm.

 Các đối tượng kiểm dịch thực vật của EU  được biết đã có mặt ở Việt Nam, cụ thể: Xanthomonas citri pv citri (Bệnh loét vi khuẩn trên cây có múi); Citrus tristeza virus* (Virus Tristeza); Ralstonia solanacearum* (Bệnh héo vi khuẩn); Bactrocera dorsalis*** (Ruồi đục quả phương Đông); Bemisia tabaci*(Bọ phấn thuốc lá); Scirtothrips dorsalis (Bọ trĩ hại ớt); Thrips palmi (Bọ trĩ hại dưa); Liriomyza sativae*** (Ruồi đục lá hại rau); Liriomyza trifolii* (Ruồi đục lá rau cần tây); Spodoptera litura*(Sâu khoang); Spodoptera frugiperda* (Sâu keo mùa thu); Heliothis zea* (Sâu tai ngô).

Để theo dõi, phòng trừ đối tượng kiểm dịch thực vật đáp ứng thị trường EU. Trên cây nhãn, cây bưởi có các đối tượng Bactrocera dorsalis***(Ruồi đục quả phương Đông), để theo dõi giám sát đối tượng này cần dùng tấm dính: Dùng các loại tấm dích diệt ruồi vàng bóc ra treo lên cây (tùy mật độ ruồi, diện tích cụ thể từng vườn để treo tấm dính cho phù hợp), ngoài tác dụng diệt ruồi đục quả còn có tác dụng diệt các loại côn trùng khác khi dính vào tấm dính. Bẫy rồi đục trái (RĐT – 09 - thành phần Protein 1% + Methyi Eugenol 10% + Keo và dung môi 89%). Sử dụng vỏ chai các loại (có dung tích 500ml trở lên) làm bẫy, dùng dụng cụ chổi sơn,…quét 1 lớp RĐT-09 mỏng lên toàn bộ bên ngoài chai, đặt bẫy cao cách mặt đất 1.5m đối với cây ăn quả, cây rau quả có dàn, choái và  0.5 m đối với các loại rau khác. Mỗi bẫy cách nhau 20m, sau 10 ngày, có thể quét bổ sung RĐT - 09, chỉ quét từ 2-3 vệt xung quanh chai, sau 2 – 3 lần quét thì thay chai mới. Dùng Chế phẩm trị ruồi vàng sinh học Fily (Thành phần chính tạo nên chế phẩm gồm: Vi sinh ts: Metarhizium sp, Beauverria sp, Bacillus sp 1×10CFU/I, sẽ ký sinh lây nhiễm, lây bệnh và tiêu diệt ruồi vàng). Bổ sung: Giấm gỗ, tinh dầu quế và các tinh dầu thực vật khác có tác dụng xua đuổi ruồi vàng hiệu quả. Thu gom tàn dư thực vật, quả hư tiêu huỷ.

Ngoài ra trên cây bưởi có thêm đối tượng Xanthomonas citri pv citri (Bệnh loét vi khuẩn trên cây có múi); Citrus tristeza virus* (Virus Tristeza), bệnh phát sinh gây hại quanh năm, nhưng bệnh trong mùa mưa nặng hơn trong mùa khô. Bệnh phát sinh và phát triển mạnh ở điều kiện ẩm độ cao và nhiệt độ 26 - 35 độ C. Bệnh loét lây lan rất nhanh. Bệnh hại trên tất cả các giống cây có múi. Phòng trừ vùng trồng cần có hệ thống thoát nước tốt, không trồng cây giống bị nhiễm bệnh và không trồng quá dày để tạo thông thoáng cho vườn. Cắt và thu gom cành, lá, quả bị bệnh đem tiêu hủy nguồn bệnh. Những vườn bị bệnh không tưới nước lên tán cây vào buổi chiều mát, không tưới thừa nước. Đốn tỉa tạo tán định kỳ để vườn không bị rậm rạp. Tránh tạo vết thương cơ giới cho vi khuẩn xâm nhập. Bón phân cân đối NPK. Tăng cường bón thêm phân kali cho vườn cây đang bị bệnh, không bón đạm và phân bón lá khi bệnh đang phát triển gây hại. Với bệnh này trước khi xuất khẩu tại nhà sơ chế được xử lý bằng dung dịch Calcium hoặc Potassium Hypochloride (nồng độ 200 ppm trong vòng ít nhất 2 phút) bởi một đơn vị xử lý đã được công nhận để loại bỏ Xanthomonas citri pv citri

HPN